Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

XÃ HỘI HÓA CHÍNH TRỊ: NHO GIÁO VỚI CHÍNH TRỊ (Qua tác phẩm “Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử”)



Hồ Khang và Hồ Hoàng Thái
Nền giáo dục Việt Nam thế kỷ XIX được đặt trên tấm thảm nhung của lịch sử, có lẽ vì thế mà không kém bị lên án, khi được triều đình ra sức củng cố và trọng vọng. Sự sùng bái Nho học từ Gia Long đến Tự Đức không có dấu hiệu đứt quãng, mà ngày càng được tăng cường. Hệ thống giáo dục với hai cấp độ Trung ương và địa phương, với trường công và tư, đã sản sinh ra một thế hệ nho sĩ ghi tên trong lịch sử một cách tự hào, nhưng cũng tủi hổ. Dương Quảng Hàm tóm tắt cách tổ chức việc học việc thi của nhà Nguyễn như sau:

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 - 1954)



PGS,TS. Hồ Khang
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Việt Nam kéo dài 9 năm kể từ tháng 9/1945 đến tháng 7/1954. Căn cứ vào diễn biến thực tế của cuộc chiến cũng như sự điều chỉnh trong chỉ đạo và điều hành chiến tranh của cơ quan chiến lược Việt Nam và Pháp, có thể phân cuộc kháng chiến này thành ba giai đoạn, trong đó, mỗi giai đoạn phản ánh bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. Tương ứng với những bước phát triển này, đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng cũng có sự bổ sung, hoàn chỉnh dần từng bước. Đường lối đó là sự kế tục và phát triển đường lối quân sự chỉ đạo việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang trước, trong Cách mạng Tháng Tám 1945. Nói cách khác, đường lối chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là đường lối tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân bằng chiến tranh cách mạng nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của cuộc cách mạng trong những điều kiện mới, khi thực dân Pháp và can thiệp Mỹ quay lại xâm lược Việt Nam một lần nữa. Mục tiêu chính trị đó là: độc lập dân tộc, người cày có ruộng, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

CỤ THỂ HÓA VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC



PGS,TS. Hồ Khang
Nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp định Giơnevơ, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã làm hết sức mình để đạt được mục tiêu độc lập, hoà bình, thống nhất mà không xảy ra chiến tranh. Song, Mỹ và chính quyền Sài Gòn cũng đã sử dụng mọi biện pháp chống lại sự nghiệp giải phóng miền Nam, hoà bình thống nhất đất nước. Nhân dân Việt Nam không có con đường nào khác ngoài con đường đấu tranh cách mạng bằng bạo lực chống lại sự xâm lược của Mỹ để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước.
Để đáp ứng yêu cầu của của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng LĐVN (9.1960) nhóm họp và xác định đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - đó là đường lối xây dựng hậu phương lớn miền Bắc XHCN, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, hoàn thành CMDTDCND ở miền Nam, tiến lên thống nhất đất nước.

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC



PGS,TS Hồ Khang
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi to lớn.
Vào giữa những năm năm mươi của thế kỉ XX, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không ngừng lớn mạnh, trở thành đối trọng với hệ thống các nước đế quốc chủ nghĩa. Về công nghiệp, phe xã hội chủ nghĩa chiếm hơn 1/3 tổng sản lượng công nghiệp trên toàn thế giới. Về nông nghiệp, sản lượng lương thực của phe xã hội chủ nghĩa đã chiếm trên 48% tổng sản lượng lương thực toàn thế giới[1]. Tại châu Âu, đến năm 1950, hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô cơ bản khôi phục xong nền kinh tế bị tàn phá trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tiếp tục thực hiện các kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và đạt được những thành tựu to lớn, vị thế trên trường quốc tế được nâng cao.