Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (Qua thực tiễn 30 năm chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến năm 1975)

PGS,TS. Hồ Khang
Nghệ thuật quân sự, hiểu một cách chung nhất, là nghệ thuật chỉ đạo các hoạt động đấu tranh vũ trang trong chiến tranh. Đây là một bộ phận vô cùng quan trọng của phương thức tiến hành chiến tranh và của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh. Nghệ thuật quân sự hiện đại của Đảng là một thành công rực rỡ về sự vận dụng sáng tạo học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của đất Việt Nam - một nước nhỏ bé, kinh tế lạc hậu, kém phát triển, luôn luôn phải đối đầu với những kẻ xâm lược có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn mạnh và lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần.
Qua hai cuộc kháng chiến bảo vệ và giải phóng Tổ quốc vĩ đại (kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ), nghệ thuật quân sự của Đảng CSVN đã hình thành và phát triển từng bước, nội dung ngày càng hoàn chỉnh hơn.

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

TƯ TƯỞNG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN: DỰA VÀO SỨC MÌNH LÀ CHÍNH, ĐỒNG THỜI TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ QUỐC TẾ

PGS,TS. Hồ Khang
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Cách mạng ở nước nào trước hết cũng phải do quần chúng nhân dân ở nước đó tự làm lấy. Ăng-ghen cho rằng: "Việc giải phóng người lao động là việc của bản thân người lao động". Nhấn mạnh việc dựa vào sức mình là chính để làm cách mạng là sự nhận thức mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài của sự vật, thấy rõ nhân tố bên trong là nhân tố quyết định sự phát triển của sự vật, nhân tố bên ngoài phải thông qua nhân tố bên trong để phát huy tác dụng. 

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

TƯ TƯỞNG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN: ĐÁNH LÂU DÀI, TRANH THỦ THỜI CƠ GIÀNH THẮNG LỢI TRONG MỘT THỜI GIAN TƯƠNG ĐỐI NGẮN



PGS,TS. Hồ Khang
Nắm chắc quy luật vận động, chuyển hoá tương quan lực lượng giữa Việt Nam và đối phương trong các cuộc kháng chiến, Đảng CSVN chủ trương “kháng chiến lâu dài”. Trường kỳ kháng chiến là chiến lược của chiến tranh nhân dân Việt Nam đánh kẻ thù có ưu thế về lực lượng quân sự. Chủ trương đánh lâu dài, kháng chiến trường kỳ trở thành một phương châm chiến lược của Đảng CSVN trong kháng chiến. Đó cũng là quy luật tất yếu của chiến tranh nhân dân Việt Nam, cuộc chiến tranh lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đất ta hẹp, dân ta ít, nước ta nghèo, ta phải chuẩn bị lâu dài và phải có sự chuẩn bị về toàn diện của toàn dân”[1]. Hơn nữa, là những đội quân xâm lược, đối phương muốn đánh nhanh, thắng nhanh, vì vậy, để làm sụp đổ âm mưu xâm lược, Việt Nam chủ trương đánh lâu dài.