Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

KẾT HỢP ĐẤU TRANH QUÂN SỰ VỚI ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO (1945-1975)

PGS,TS. Hồ Khang
Cuộc chiến tranh ba mươi năm chống xâm lược của nhân dân Việt Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa được sự đồng tình, ủng hộ của nhân loại tiến bộ trên thế giới. Để động viên được cao độ mọi lực lượng hoà bình, độc lập dân tộc và dân chủ trong cuộc chiến ba mươi năm ấy, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có sách lược đúng đắn trong đấu tranh ngoại giao. Trên mặt trận này, Đảng LĐVN đã có chiến lược vừa đánh vừa đàm, đánh là chủ yếu, đàm là kết hợp, giúp tiến tới kết thúc chiến tranh đúng thời cơ. Sự kết hợp giữa ba mặt trận đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao đã đạt được bước phát triển cao, gắn bó chặt chẽ, tạo thành sức mạnh tiến công tổng hợp lớn để chiến thắng.

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO ĐÁNH THẮNG CÁC KẾ HOẠCH QUÂN SỰ CỦA MỸ Ở MIỀN NAM

 PGS,TS. Hồ Khang
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Hoà bình được lập lại. Miền Bắc được giải phóng hoàn toàn. Song mục tiêu thống nhất, độc lập chưa được thực hiện trọn vẹn trên cả nước. Nhân dân Việt Nam còn phải tiếp tục đấu tranh để đạt cho kỳ được mục tiêu đó trong những điều kiện mới, đối mặt với kẻ thù mới là đế quốc Mỹ.
Ngay sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, sau nhiều năm theo đuổi âm mưu xâm chiếm Việt Nam và các nước Đông Dương, đế quốc Mỹ vẫn chưa chịu từ bỏ âm mưu đó, đối phương công khai tuyên bố không bị ràng buộc bởi các điều khoản của hiệp định. 

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

MANDALA: TRẬT TỰ - NHÀ NƯỚC VÀ SỰ THẤT BẠI CỦA LÊ LONG ĐĨNH

Hồ Khang và Hồ Hoàng Thái
1.Trật tự Mandala, một diễn giải xã hội Đông Nam Á
Các nhà nước Đông Nam Á cổ, những Nhà nước đã xuất hiện rồi biến mất - những huyền thoại xã hội được ghi chép tỉ mỉ trong các bi kí, đến nay vẫn còn là các hồ sơ lịch sử thú vị để bàn luận. Người ta có thể mô tả lại chúng bằng toàn bộ vẻ rạng rỡ, sự trù phú, đầy huyền tích bằng một ấn tượng thực chứng sử học sinh động thông qua những bản văn ghi chép (mà không cần viện dẫn nhiều đến phép phê phán sử liệu một cách nghiêm khắc?). Thế giới Đông Nam Á, qua đó, được khắc họa trong ấn tượng sử gia như một bức tranh sặc sỡ và sinh động, đầy những đoàn người ngược xuôi cùng dòng hàng hóa tấp nập. Sự thể ấy đã xua đi phần nào cái cảm quan nghèo nàn về xứ thuộc địa hèn kém, về những xã hội bế tắc tự cấp chôn mình trong một thứ chủ nghĩa bộ lạc khép kín.

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (Qua thực tiễn 30 năm chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến năm 1975)

PGS,TS. Hồ Khang
Nghệ thuật quân sự, hiểu một cách chung nhất, là nghệ thuật chỉ đạo các hoạt động đấu tranh vũ trang trong chiến tranh. Đây là một bộ phận vô cùng quan trọng của phương thức tiến hành chiến tranh và của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh. Nghệ thuật quân sự hiện đại của Đảng là một thành công rực rỡ về sự vận dụng sáng tạo học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của đất Việt Nam - một nước nhỏ bé, kinh tế lạc hậu, kém phát triển, luôn luôn phải đối đầu với những kẻ xâm lược có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn mạnh và lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần.
Qua hai cuộc kháng chiến bảo vệ và giải phóng Tổ quốc vĩ đại (kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ), nghệ thuật quân sự của Đảng CSVN đã hình thành và phát triển từng bước, nội dung ngày càng hoàn chỉnh hơn.

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

TƯ TƯỞNG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN: DỰA VÀO SỨC MÌNH LÀ CHÍNH, ĐỒNG THỜI TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ QUỐC TẾ

PGS,TS. Hồ Khang
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Cách mạng ở nước nào trước hết cũng phải do quần chúng nhân dân ở nước đó tự làm lấy. Ăng-ghen cho rằng: "Việc giải phóng người lao động là việc của bản thân người lao động". Nhấn mạnh việc dựa vào sức mình là chính để làm cách mạng là sự nhận thức mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài của sự vật, thấy rõ nhân tố bên trong là nhân tố quyết định sự phát triển của sự vật, nhân tố bên ngoài phải thông qua nhân tố bên trong để phát huy tác dụng. 

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

TƯ TƯỞNG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN: ĐÁNH LÂU DÀI, TRANH THỦ THỜI CƠ GIÀNH THẮNG LỢI TRONG MỘT THỜI GIAN TƯƠNG ĐỐI NGẮN



PGS,TS. Hồ Khang
Nắm chắc quy luật vận động, chuyển hoá tương quan lực lượng giữa Việt Nam và đối phương trong các cuộc kháng chiến, Đảng CSVN chủ trương “kháng chiến lâu dài”. Trường kỳ kháng chiến là chiến lược của chiến tranh nhân dân Việt Nam đánh kẻ thù có ưu thế về lực lượng quân sự. Chủ trương đánh lâu dài, kháng chiến trường kỳ trở thành một phương châm chiến lược của Đảng CSVN trong kháng chiến. Đó cũng là quy luật tất yếu của chiến tranh nhân dân Việt Nam, cuộc chiến tranh lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đất ta hẹp, dân ta ít, nước ta nghèo, ta phải chuẩn bị lâu dài và phải có sự chuẩn bị về toàn diện của toàn dân”[1]. Hơn nữa, là những đội quân xâm lược, đối phương muốn đánh nhanh, thắng nhanh, vì vậy, để làm sụp đổ âm mưu xâm lược, Việt Nam chủ trương đánh lâu dài. 

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

TƯ TƯỞNG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN: KHÁNG CHIẾN TOÀN DIỆN



PGS,TS. Hồ Khang
Chiến tranh là một cuộc thử thách toàn diện đối với toàn bộ sức mạnh vật chất và tinh thần của các quốc gia tham chiến. Hồ Chí Minh viết: “Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng lợi được”[1]. Kẻ thù luôn dùng chiến tranh tổng lực, muốn chiến thắng trong cuộc chiến tranh, một vấn đề mang tính quy luật là phải phát huy được sức mạnh mọi mặt của đất nước, của dân tộc. Chiến tranh mà nhân dân Việt Nam tiến hành là chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân; muốn phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của toàn dân, đánh bại chiến tranh tổng lực của đối phương, phải đánh trên tất cả các mặt trận:

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

TƯ TƯỞNG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN: PHÁT ĐỘNG VÀ CHỈ ĐẠO KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN



PGS,TS. Hồ Khang
Chiến tranh được hiểu là một hiện tượng chính trị - xã hội, có tính lịch sử, là sự tiếp nối của chính trị bằng thủ đoạn bạo lực giữa các lực lượng đối kháng trong một nước, hoặc giữa các nước, hay liên minh các nước, nhằm đạt tới những mục đích kinh tế, chính trị nhất định. Xuất hiện từ lâu trong lịch sử dân tộc dưới sự lãnh đạo của các vương triều phong kiến tiến bộ, hoặc phát triển từ các cuộc khởi nghĩa của nông dân – chiến tranh nhân dân Việt Nam đã đánh bại những đội quân xâm lược của các tập đoàn phong kiến nước ngoài lớn mạnh hơn gấp nhiều lần.

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

XÃ HỘI HÓA CHÍNH TRỊ: NHO GIÁO VỚI CHÍNH TRỊ (Qua tác phẩm “Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử”)



Hồ Khang và Hồ Hoàng Thái
Nền giáo dục Việt Nam thế kỷ XIX được đặt trên tấm thảm nhung của lịch sử, có lẽ vì thế mà không kém bị lên án, khi được triều đình ra sức củng cố và trọng vọng. Sự sùng bái Nho học từ Gia Long đến Tự Đức không có dấu hiệu đứt quãng, mà ngày càng được tăng cường. Hệ thống giáo dục với hai cấp độ Trung ương và địa phương, với trường công và tư, đã sản sinh ra một thế hệ nho sĩ ghi tên trong lịch sử một cách tự hào, nhưng cũng tủi hổ. Dương Quảng Hàm tóm tắt cách tổ chức việc học việc thi của nhà Nguyễn như sau:

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 - 1954)



PGS,TS. Hồ Khang
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Việt Nam kéo dài 9 năm kể từ tháng 9/1945 đến tháng 7/1954. Căn cứ vào diễn biến thực tế của cuộc chiến cũng như sự điều chỉnh trong chỉ đạo và điều hành chiến tranh của cơ quan chiến lược Việt Nam và Pháp, có thể phân cuộc kháng chiến này thành ba giai đoạn, trong đó, mỗi giai đoạn phản ánh bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. Tương ứng với những bước phát triển này, đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng cũng có sự bổ sung, hoàn chỉnh dần từng bước. Đường lối đó là sự kế tục và phát triển đường lối quân sự chỉ đạo việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang trước, trong Cách mạng Tháng Tám 1945. Nói cách khác, đường lối chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là đường lối tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân bằng chiến tranh cách mạng nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của cuộc cách mạng trong những điều kiện mới, khi thực dân Pháp và can thiệp Mỹ quay lại xâm lược Việt Nam một lần nữa. Mục tiêu chính trị đó là: độc lập dân tộc, người cày có ruộng, tiến lên chủ nghĩa xã hội.