Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

LỊCH SỬ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ (1945-1975) TRÊN TẠP CHÍ LỊCH SỬ QUÂN SỰ – THÀNH TỰU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KHOA HỌC CẦN TIẾP TỤC KHAI THÁC



PGS,TS. Hồ Khang
1. Dẫn nhập
Là tạp chí khoa học chuyên ngành lịch sử quân sự, 30 năm qua, kể từ số đầu tiên ra đời cho đến hôm nay, có thể thấy, Tạp chí lịch sử quân sự là một diễn đàn khoa học có uy tín chẳng những ở trong nước, mà cả ở nước ngoài không chỉ đối với giới nghiên cứu, mà còn đối với đông đảo bạn đọc. 30 năm qua, đã có hàng vạn bài báo khoa học về lịch sử quân sự, bao gồm trong đó lịch sử quân sự Việt Nam đã được công bố trên diễn đàn khoa học uy tín này. Và dễ dàng nhận thấy những nghiên cứu thuộc về hoặc liên quan đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975) chiếm một tỷ lệ tương đối lớn.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC TRONG NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN CÔNG TRÌNH LỊCH SỬ CHIẾN TRANH



PGS, TS. HỒ KHANG
VẬN dụng phương pháp luận sử học vào việc nghiên cứu, biên soạn các công trình lịch sử quân sự nói chung, bao gồm trong đó lịch sử chiến tranh, là một tổng thể các thao tác thuộc phạm vi phương pháp luậnphương pháp chuyên ngành; trong đó phải nắm vững nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học, kết hợp vận dụng sáng tạo và nhuần nhuyễn phương pháp lịch sử và lôgíc cũng như các phương pháp bổ trợ khác để giải quyết các vấn đề đặt ra trong lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự, trong đó có các công trình lịch sử chiến tranh.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TRONG 30 NĂM CHIẾN TRANH (1945-1975)



PGS,TS. Hồ Khang
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam, cố kết dân tộc là truyền thống bền vững nổi trội, chiếm giữ một vai trò cực kì quan trọng. Đó là sản phẩm của cả một quá trình chung lưng đấu cật, làm ăn sinh sống, chống thiên tai và ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. Đó vừa là kết quả, vừa là động lực của sự hình thành, lớn mạnh của quốc gia, dân tộc Việt Nam trong trường kỳ lịch sử. Sẽ không thể hình dung là lý giải đầy đủ sức sống bền bỉ, mãnh liệt của dân tộc Việt Nam nếu không đề cập tới cố kết dân tộc với tư cách là một trong những giá trị truyền thống của văn hoá dựng nước và giữ nước Việt Nam.

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC


PGS, TS Hồ Khang
Chiến tranh là sự tổng hợp tất cả các mặt đấu tranh quân sự , kinh tế, chính trị, ngoại giao, tư tưởng, văn hoá… của các bên đối chiến. Các mặt đấu tranh đó tuy đều liên quan mật thiết với nhau, chi phối, tạo điều kiện thúc đẩy lẫn nhau nhưng đấu tranh vũ trang là đặc trưng cơ bản của chiến tranh. Nghệ thuật quân sự, hiểu một cách chung nhất, là nghệ thuật chỉ đạo các hoạt động đấu tranh vũ trang trong chiến tranh, là một bộ phận rất quan trọng của phương thức tiến hành chiến tranh và của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh. Như thế, nghệ thuật quân sự trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là nghệ thuật chỉ đạo các hoạt động đấu tranh vũ trang của cuộc chiến tranh nhân dân trên cả hai miền Nam, Bắc.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

CHÍNH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA VỚI SỰ NGHIỆP VĂN HOÁ, GIÁO DỤC THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954)



PGS,TS. Hồ Khang
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân ta đã tiến hành cuộc đấu tranh bền bỉ và anh dũng suốt 15 năm, làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành chính quyền trên cả nước, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tiếp đó, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến 30 năm chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của hai đế quốc to là Pháp và Mỹ để bảo vệ thành quả của Cách mạng Tháng Tám, bảo vệ nền độc lập, tự do và sự toàn vẹn của Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ 30 năm đó, chủ trương của Đảng và Nhà nước VNDCCH là vừa kháng chiến vừa kiến quốc; đường lối chung là kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ , giúp đỡ của bạn bè quốc tế.