PGS,TS.
Hồ Khang
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
kết thúc, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Hoà bình được lập lại. Miền
Bắc được giải phóng hoàn toàn. Song mục tiêu thống nhất, độc lập chưa được thực
hiện trọn vẹn trên cả nước. Nhân dân Việt Nam còn phải tiếp tục đấu tranh để
đạt cho kỳ được mục tiêu đó trong những điều kiện mới, đối mặt với kẻ thù mới
là đế quốc Mỹ.
Ngay sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, sau nhiều năm theo đuổi âm
mưu xâm chiếm Việt Nam và các nước Đông Dương, đế quốc Mỹ vẫn chưa chịu từ bỏ
âm mưu đó, đối phương công khai tuyên bố không bị ràng buộc bởi các điều khoản
của hiệp định.
Từ trước khi hiệp định chưa được ký kết, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm
về Việt Nam làm thủ tướng chính phủ bù nhìn và dựng lên chính quyền quân đội
tay sai. Tiếp sau đó, Mỹ quyết định viện trợ cho chính quyền Ngô Đình Diệm và
cử đại sứ ở Sài Gòn.
Những động thái đó chứng tỏ đế quốc Mỹ muốn áp đặt ở miền
Nam Việt Nam một chế độ thực dân kiểu mới; chiếm đóng lâu dài miền Nam Việt Nam.
Theo đuổi âm mưu đó, trong suốt 21 năm (19554 – 1975) xâm lược Việt Nam, đế
quốc Mỹ dùng âm mưu xảo quyệt và những hành động tàn bạo để đàn áp cách mạng;
đàn áp nhân dân Việt Nam. Không chịu khuất phục kẻ thù, với ý chí, quyết tâm
giành độc lập tự do, thống nhất nước nhà, nhân dân Việt Nam dưới sự lạnh đạo của Đảng đã đánh bại mọi âm mưu và hành động nham hiểm,
tàn bạo của kẻ thù.
Sau chín năm kháng chiến chống Pháp thắng lợi, đất nước Việt
Nam đứng trước muôn vàn khó khăn: Hai miền Nam, Bắc tạm thời chia cắt với hai
chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc tuy đã được giải phóng hoàn toàn nhưng nền
kinh tế với 90% đân số sống bằng nghề nông bị chiến tranh tàn phá nặng nề;
nhiều vấn đề xã hội phức tạp cần phải giải quyết. Kẻ thù mà dân tộc Việt Nam
phải đương đầu là một tên đế quốc đầu sỏ, có tiềm lực kinh tế và quân sự hùng
mạnh nhất thế giới, chưa từng bị thất bại trong các cuộc chiến tranh. Việt Nam
có diện tich nhỏ, dân số chỉ bằng 1/6 và tổng giá trị sản phẩm hằng năm chỉ
bằng 1/1000 của nước Mỹ. Với tương quan lực lượng trên chiến trường lại càng
bất lợi: không có chính quyền, không có quân đội, phần lớn cán bộ, bộ đội sau
Hiệp định tập kết ra Bắc; đối phương có chính quyền và quân đội do Mỹ dựng lên
và nuôi dưỡng, được huấn luyện và trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện
đại.
Nhìn vào tương quan lực lượng đó, nhiều người cho rằng
Việt Nam khó có thể đương đầu nổi; Việt Nam sẽ thua và Mỹ sẽ thắng. Nhưng thực
tế hoàn toàn ngựơc lại. Nhờ có đường lối
kháng chiến đúng đắn, cách mạng và khoa học, do đó, có tư tưởng chỉ đạo sáng
suốt, biết nắm bắt rõ tình hình so sánh lực lượng đôi bên, đề ra được đường lối
kháng chiến độc lập, tự chủ và sáng tạo, Đảng LĐVN đã động viên được sức mạnh
toàn dân tộc, phát huy được sức mạnh của thời đại, đưa cách mạng Việt Nam đến
thắng lợi hoàn toàn.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Việt Nam có
những điều kiện thuận lợi cơ bản là cán bộ và nhân dân có nhiều kinh nghiệm và
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; cơ sở
Đảng và quần chúng đã được phát triển và trưởng thành trong kháng chiến; cuộc
đấu tranh của đồng bào miền Nam có chỗ dựa vững chắc là miền Bắc hoà bình, các
nước trong phe xã hội chủ nghĩa và nhân dân thế giới ngày càng ủng hộ cuộc đấu
tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó, khó khăn
của ta vẫn còn nhiều và phức tạp: cuộc kháng chiến chín năm đã tiêu tốn nhiều
sức người, sức của, nền kinh tế vống đã nghèo nàn ngày càng thêm kiệt quệ,
nhiều vấn đề xã hội cần phải tiếp tục giải quyết. Thực dân Pháp tuy đã thất bại
nhưng vẫn tìm mọi cách chống phá ta; Mỹ ra sức phá hoại việc lập lại hoà bình ở
Đông Dương, tìm cách uy hiếp cách mạng Đông Dương và Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, Đảng LĐVN xác định kẻ thù trực tiếp
của cách mạng Việt Nam là đế quốc Mỹ và cho rằng không thể nhanh chóng thực
hiện mục tiêu hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước mà phải bền
bỉ đấu tranh, trường kỳ gian khổ để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Trên cơ sở phân tích những điều kiện khách quan và chủ
quan trong bước chuyển mới của cách mạng, Đảng ra chủ trương thay đổi sách lược
đấu tranh, khẩu hiệu “kháng chiến đến cùng” được thay bằng khẩu hiệu “hoà bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ”, tạm thời chưa đưa ra được mục tiêu đưa cả nước
tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bằng thay đổi chủ trương sách lược mới, Đảng LĐVN đã
lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước đế quốc để phân hoá đối phương, tìm điều kiện
có lợi cho cách mạng; phát huy thế mạnh về chính trị về lực lượng chính trị của
mình.
Để cụ thể hoá chủ trương chuyển hướng đấu tranh của cách
mạng miền Nam, Hội nghị Bộ chính trị tháng 9 năm 1959 đã chỉ rõ : trước kia,
phương châm cách mạng của ta ở miền Nam là tiến hành chiến tranh du kích, tổ
chức khởi nghĩa ở địa phương, làm tan rã đối phương, đánh đổ và tiêu diệt chính
quyền phong kiến, biến vùng địch tạm chiếm thành vùng tự do. Ngày nay, do xu
thế của thời cuộc phương châm đó phải thay đổi, chuyển từ đấu tranh vũ trang
sang đấu tranh chính trị. Trong hai năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, Đảng LĐVN đã chủ trương lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi thực hiện Hiệp
định Giơ ne vơ, đòi củng cố hoà bình, thực hiện các quyền tự do dân chủ, cải
thiện dân sinh, thực hiện thống nhất đất nước trên cơ sở độc lập, dân chủ; đấu
tranh chống khủng bố, đàn áp của chính quyền Sài Gòn, chống chính sách “tố
cộng, diệt cộng” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Trong hai năm đó, cách mạng đã
tổ chức được 12 triệu lượt quần chúng đấu tranh chính trị dưới những hình thức
và mức độ khác nhau. Nhưng loại hình đấu tranh chính trị có bạo lực chính trị
đã tỏ ra không đủ mạnh để đối phó có hiệu lực với đối phương và tạo chuyển biến
cơ bản tình hình miền Nam. Nghị quyết của Bộ Chính trị tháng 6 năm 1956 đã chỉ
rõ: “đấu tranh chính trị không có nghĩa là tuyệt đối không dùng hình thức vũ
trang tự vệ trong hoàn cảnh nhất định…”. Từ tháng 8-1956, Bí thư Xứ uỷ Nam bộ Lê
Duẩn đã viết đề cương cách mạng miền Nam
vạch rõ nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là trực tiếp đánh dổ chính quyền Ngô
Đình Diệm, ngoài con đường đó không có con đường nào khác; tuy nhiên vẫn chưa
đề ra được những biện pháp cụ thể, thích đáng để đối phó có hiệu quả với đối
phương, giảm bớt tổn thất của quần chúng.
Trên cơ sở những kinh nghiệm thực tiễn của đòng bào chiến
sĩ miền Nam và những kiến nghị khẩn thiết của cán bộ, đảng viên và một số cấp
uỷ Đảng, Bộ Chính trị đã giành nhiều công sức, trí tuệ chuẩn bị một giải pháp
cơ bản cho cách mạng miền Nam để trình Ban chấp hành trung ương. Tháng 1 năm
1959, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 đã xác định con đường tiến lên của
cách mạng miền Nam, vạch rõ mục tiêu và phương pháp cách mạng miền Nam. Nhiệm
vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam; nhiệm vụ trước mắt là
đánh dổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ; phương pháp
cách mạng miền Nam và phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng, từ đấu
tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang và
dự kiến xu hướng phát triển từ khởi nghĩa của nhân dân có thể tiến lên cuộc đấu
tranh vũ trang trường kỳ. Tiếp sau đó, nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ ba
(tháng 9-1960) đã hoàn chỉnh đường lối kháng chiến chống Mỹ. Đường lối và
phương pháp cách mạng miền Nam là một sáng tạo lớn của Đảng LĐVN trong quá
trình lãnh đạo và chỉ đạo cuộc đấu tranh và chiến đấu của nhân dân cả nước chống lại kẻ thù mới của dân tộc là đế quốc Mỹ.
Những nghị quyết của Trung ương Đảng và chỉ thị, nghị
quyết của Bộ Chính trị trong giai đoạn chiến lược này cũng như những thực tế
diễn biến chiến lược trên chiến trường miền Nam đã cho ta thấy sự lãnh đạo, chỉ
đạo cách mạng của Đảng trong giai đoạn đầu của cuộc chống Mỹ cứu nước có những
điểm nổi bật: Đảng LĐVN đã sớm xác định và chỉ rõ kẻ thù mới của dân tộc, từ đó
vạch ra một cách đúng đắn hai chiến lược cách mạng phải đồng thời tiến hành hai
miền Nam, Bắc nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà. Việt Nam đã củng cố miền Bắc để trở thành hậu phương của cách mạng miền Nam; tìm giải
pháp đưa cách mạng miền Nam tiến lên theo con đường đúng đắn, có lợi nhất. Đảng
LĐVN, đứng đầu là Hồ Chí Minh đã vạch ra đường lối, phương pháp cách mạng
giải phóng miền Nam, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giải phóng miền Nam
và củng cố bảo vệ miền Bắc, giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng quốc tế và
phong trào bảo vệ hoà bình thế giới.
Chiến tranh nhân dân ở miền Nam là một cuộc chiến tranh
“vì dân và do dân”, toàn dân và toàn diện phát triển lên một bước rất cao, dựa
trên cơ sở những quy luật chung trong phương pháp cách mạng miền Nam, là một
cuộc chiến tranh bao gồm đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, phát triển
lên từ phong trào khởi nghĩa của quần chúng. Tư tưởng nhất quán của nó là tư
tưỏng chiến lược tiến công. Đó là tư tưởng chiến lược của cách mạng miền Nam từ
khi nó chuyển sang thế tiến công bằng cao trào “đồng khởi” năm 1959 – 1960. Thế
tiến công của chiến tranh cách mạng miền Nam trong thời kỳ chống “chiến tranh
đặc biệt” là thế tiến công dựa trên ưu thế tuyệt đối về chính trị và tinh thần
trên sức mạnh áp đảo của quần chúng cách mạng, kiên quyết vùng lên đấu tranh
một mất một còn với quân thù cướp nước và bán mình để giành quyền sống của
mình. Nó luôn luôn được giữ vững và phát triển thừ thấp đến cao, từ cục bộ đến
toàn bộ, bằng hai quả đấm quân sự và chính trị ngày càng mạnh trong thời kỳ
chống chiến tranh cục bộ, thế tiến công ấy dựa vào sự triển khai lực lượng quân
sự và chính trị trên các địa bàn chiến lược trên toàn chiến trường, khiến cho
quân và dân miền Nam có thế trận vững chắc và có lực lượng hùng hậu để giữ vững
thế chủ động tiến công đã giành được sau khi đánh bại chiến lược “chiến tranh
đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Nhìn toàn cục, qua trình phát triển của chiến tranh
cách mạng là quá trình vận dụng tư tưởng chiến lược tiến công, là quá trình
tiến công kiên quyết, liên tục và ngày càng mãnh liệt, phát triển từ thấp đến
cao, theo những bước tuần tự, xen kẽ những bước nhảy vọt. Trong quá trình ấy,
cũng có lúc, có nơi phòng ngự, song đó chỉ là chiến thuật, chỉ là tạm thời để
tạo điều kiện tiếp tục tiến công. Với chiến lược tiến công ấy, quân và dân miền
Nam đã đánh bại chính sách thực dân mới của đế quốc Mỹ, đánh đổ chế độ độc tài
Ngô Đình Diệm, đánh bại “chiến tranh đặc biệt” và hiện đang đánh bại chiến lược
“chiến tranh cục bộ” trong giai đoạn Mỹ leo thang đến đỉnh cao nhất.
Chiến lược tiến công của chiến tranh nhân dân miền Nam là
chiến lược toàn dân đánh giặc, dựa vào sức mạnh tổng hợp của hai lực lượng quân
sự và chính trị, dựa vào sự kết hợp hai hình thức đấu tranh quân sự và chính
trị song song, là chiến lược tiến công đối phương trên cả ba vùng chiến lược,
kết hợp tác chiến của ba thứ quân với các cuộc khởi nghĩa của quần chúng cách
mạng; là chiến lược kết hợp đánh đối phương với giành quyền là chủ; luôn luôn
giành thế chủ động và quyền chủ động đánh đối phương trên toàn chiến trường,
buộc đối phương luôn căng ra, bị bao vây, chia cắt phải bị động đối phó với
cách đánh của quân dân Việt Nam.
Khả năng tiến công của chiến tranh nhân dân miền Nam gắn
liền với sự đánh giá đúng đắn đặc điểm và xu thế phát triển của tình hình so
sánh lực lượng giữa quân và dân miền Nam với đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Kẻ
thù tuy đông về số lượng, mạnh về phương diện kỹ thuật, song có những mặt yếu
rất cơ bản không thể nào khắc phục được. Trái lại, quân và dân miền Nam, bên
cạnh những mặt yếu lại có những chỗ mạnh rất cơ bản. Nhờ biết phát huy những
mặt mạnh, chỗ mạnh của mình, nhằm vào những chỗ yếu, mặt yếu của đối phương mà
đánh, quân và dân miền Nam đã giành được thế chủ động tiến công và làm tăng
thêm sức tiến công của mình lên gấp bội.
Muốn áp dụng chiến lược tiến công, thì nhất thiết phải
giải quyết được một loạt vấn đề về nghệ thuật quân sự, về hình thức chiến thuật
và phương thức tác chiến. Về mặt này, quân và dân miền Nam đã sáng tạo ra rất
nhiều cách đánh thích hợp, rất độc đáo, phong phú và linh hoạt, có hiệu lực rất
cao làm cho đối phương thua đau mà cách mạng thì ít bị tổn thất nhất. Đó là
cách đánh kết hợp các hình thức tác chiến du kích của bộ đội địa phương, dân
quân, tự vệ với các hình thức tác chiến tập trung của bộ đội chủ lực. Đó là
phương thức tác chiến kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn, vừa để nâng cao
mức đánh tiêu diệt đối phương, vừa để củng cố và mở rộng không ngừng quyền làm
chủ của nhân dân trên cả ba vùng chiến lược. Đó là cách đánh lấy chất lượng cao
của lực lượng vũ tranh cách mạng để thắng số lượng đông của đối phương, luôn
luôn tạo ra thế mạnh để lấy ít thắng nhiều, lấy nhỏ thắng lớn. Đó là lối đánh
dũng mãnh, táo bạo, mưu trì, bí mật, bất ngờ, khi thì mỗi binh chủng độc lập
tác chiến, khi thì hiệp đồng các binh chủng nhằm vào chỗ yếu, chỗ hiểm của đối
phương mà tiến công, đánh vào đầu não, yết hầu của chúng, tạo ra hiệu suất
chiến đấu rất to lớn. Đó là lối đánh tiến công kiên quyết và chủ động do ta
hoàn toàn lựa chọn, không cho đối phương đánh theo sở trường, làm cho chiến
thuật của đối phương bị động, chắp vá, làm cho mọi phản ứng, mọi sự phong ngự
của đối phương đều trở nên bất lực. Đó là lối đánh kết hợp nhiều phương pháp và
hình thức tiến công tiêu diệt đối phương, sử dụng mọi lực lượng, mọi thứ vũ khí
và phương tiện chiến tranh có trong tay, tận dụng mọi điều kiện địa hình và
thời tiết, đánh đối phương trong mọi tình huống, khi đối phương tiến cũng như
lúc rút lui, đánh đối phương ở mọi nơi, mọi lúc khi đối phương yếu và sơ hở, và
cả ở chỗ mạnh và có đề phòng.
Tất cả đó là những hình thức chiến thuật và phương thức
tác chiến dựa vào tính năng đông chủ quan, trí thông minh, tài sáng tạo của căn
bộ và chiến sĩ Quân giải phóng và của đồng bào miền Nam anh hùng, những con
người yêu nước thiết tha, có giác ngộ sâu sắc về dân tộc và giai cấp, chẳng
những dám đánh và quyết đánh mà còn biết dánh và biết thắng một cách có lợi
nhất.
Phương trâm chiến lược của chiến tranh nhân dân miền Nam,
là đánh lâu dài, càng đánh càng mạnh. Đó cũng là quy luật của chiến tranh giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta trong một phần tư thế kỷ qua.
Trong cuộc chiến tranh giải phóng hiện nay, quân và dân miền Nam phải đương đầu
với đế quốc Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ và hung hãn, có quân đội đông và trang bị
hiện đại, có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn gấp nhiều lần, cho nên cần phải có
thời gian từng bước tiêu diệt và làm suy yếu lực lượng của đối phương, hạn chế
chỗ mạnh và khoét sâu chỗ yếu của đối phương, để bồi dưỡng và phát triển lực
lượng vữ trang và chính trị của mình, tạo ra tình hình so sánh lực lượng ngày
càng có lợi, làm cho đối phương càng đánh càng yếu, ta đánh ngày càng mạnh,
càng đánh càng thắng to. Quá trình đánh lâu dài là quá trình liên tục tiến công
đối phương từ nhỏ đến lớn, đánh lui đối phương từng bước, đánh bạo từng âm mưu
chiến lược, tiến tới đánh bại hoàn toàn đối phương. Trong quá trình đánh lâu
dài, nếu biết phát huy đến mức cao nhất cố gắng chủ quan, tận dụng mọi điều
kiện khách quan thuận lợi, biết tạo ra và lợi dụng những chỗ yếu của đối phương,
chỉ đạo chiến lược chính xác và sắc bén, biết nhằm phương hướng, mục tiêu đúng
và chọn thời cơ có lợi, giáng những đòn thật đau, thật hiểm, giành thắng lợi
lớn về quân sự, lại biết khéo kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị,
công kích với khởi nghĩa thì có thể tạo ra những bước nhảy vọt rất quan trọng
làm thay đổi thế lực của đôi bên và chuyến biến cuả cục diện chiến tranh.
Trong quá trình phát triển của chiến tranh giải phóng ở
miền Nam đã diễn ra những bước nhảy vọt như thế với chiến dịch Bình Giã vào
đông xuân (1964 – 1965), với việc mở mặt trận Trị – Thiên năm 1967, với cuộc
tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt trong dịp Tết Mậu Thân. Những bước phát
triển trên đây chứng tỏ quân và dân miền Nam đã biết chọn phương hướng đúng, đã
khéo léo kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn, kết hợp đánh lâu dài, liên tục
với đánh mạnh, đánh chớp nhoáng rất táo bạo, bất ngờ, và trên cơ sở kiên trì
đánh lâu dài, đã biết cố gắng rất cao về mọi mặt để sáng tạo thời cơ, tranh thủ
thời gian, giành thắng lợi ngày càng to lớn.
Trên cơ sở nhận định cả thế và lực của quân dân miền Nam
và đối phương, Bộ Chính trị xác định trong khi kiên trì tiến công đối phương
toàn diện về quân sự, chính trị, ngoại giao, cần chuẩn bị đánh những trận qui
mô lớn, có hiệu suất cao, tạo điều kiện để đẩy mạnh đấu tranh chính trị và
ngoại giao. Đối với cách mạng miền Nam, vấn đề chớp thời cơ, táo bạo, sáng tạo
cách đánh mới, tạo nên hiệu lực có ý nghĩa chiến lược mới có quyết định lớn đến
bước chuyển của cách mạng. Đảng LĐVN đã nhìn xuyên suốt về sức mạnh, về so sánh
lực lượng hai bên trong chiến tranh cách mạng miền Nam. Trong bài viết ở Tạp
chí Quân đội nhân dân, tháng 3 năm 1067, đồng chí Bí thư thứ nhất Ban chấp hành
Trung ương Đảng Lê Duẩn chỉ rõ: “Chiến tranh nhân dân ở miền Nam là một cuộc
tiến công toàn diện của cách mạng miền Nam vào nền tảng thống trị của bọn Mỹ và
tay sai chú không đơn thuần là một cuộc tiến công về quân sự. Sức mạnh của nó
không đơn thuần là sức mạnh quân sự (nhất là trong thời kỳ đầu thì chủ yếu
không phải là sức mạnh quân sự), mà là một sức mạnh tổng hợp mọi mặt về chính
trị – tinh thần, về quân sự, về thế và lực của cả nhân dân và đất nước (…). Khi
so sánh lực lượng, nói mạnh yếu là nói trong những điều kiện nhất định. Nhất là
phải xem những lực lượng đó với hiệu lực thực tế trong hành động, trong cuộc đọ
sức trực tiếp với nhau, mà trong hành động thì trên cơ sở những điều kiện vật
chất nào đó, tính năng động của con người (bao gồm cả ý chí, tài năng, mưu trí,
sáng tạo) có tác dụng quyết định”. Trong thư gửi Khu uỷ Sài Gòn – Gia Định
tháng 7/1967, Lê Duẩn nhấn mạnh: Xét lực lượng so sánh đôi bên trên
chiến trường “là phải xét kết quả tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần,
của các lực lượng chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá mà mỗi bên sử dụng để
chống lại đối phương. Nó không phải là trừu tượng mà là cụ thể, nó không phải
là một tỉ lện bất biến mà là một so sánh trong vận động, kết quả của quá trình
phát triển biện chứng về số lượng cũng như về chất lượng của các yếu tố, các
lực lượng nói trên”.
Chiến lược tiến công của chiến tranh cách mạng miền Nam
không chỉ dựa trên so sánh tương quan lực lượng hai bên một cách khoa học và
cách mạng mà còn gắn liền với đường lối động viên và tổ chức toàn dân đánh
giặc, xây dựng lực chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân, đường lối xây dựng
cơ sở chính trị, căn cứ địa, hậu phương của Đảng, đảm bảo cho quân đội giải
phóng có đầy đủ lực lượng, có chỗ đứng chân ở nông thôn cũng như thành thị, ở
vùng rừng núi cũng như vùng đồng bằng, để tiến công đối phương một cách mãnh
liệt, liên tục và rộng khắp. So với lực lượng của toàn dân, với tiềm lực của
đất nước, quân đối phương tăng bao nhiêu quân, dùng bao nhiêu vũ khí cũng không
đủ, kết quả là muốn tập trung nhưng phải phân tán, muốn tiến công nhưng không
thể không đi vào con đường phòng ngự.
Chiến lược tiến công của quân và dân Việt Nam còn gắn liến với
nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân của ta, với các hình thức đấu tranh,
các biện pháp tác chiến độc đáo và sáng tạo cảu chiến tranh nhân dân ở nước ta.
Do chúgn ta biết tiến công đối phương một cách toàn diện bằng cả đấu tranh vũ
trang và đấu tranh chính trị, bằng cả tác chiến và nổi dậy, bằng cả chiến tranh
du kích và chiến tranh chính quy, cho nên quân và dân ta đã phát huy mọi nkhả
năng của ta để tiến công đối phương. Do Việt Nam biết sáng tạo ra những cách
đánh thích hợp và có hiệu lực lớn, cho nên các lực lượng vũ trang đã phát huy
đến trình độ cao sức mạnh tiến công và tiêu diệt đối phương.
Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 6/1970 đã nhận định: chỉ
trên thế tiến công của toàn dân với mọi phương pháp thích hợp mới đánh bại được
từng bước, từng mặt, ở từng vùng, đi đến đánh bại hoàn toàn đối phương. Chỉ có nắm
vững quy luật nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy, làm chủ và tiêu diệt,
tiêu diệt và làm chủ, tiến công đối phương trên cả ba vùng, mới biến những cuộc
đấu tranh chính trị và quân sự thành một lực lượng tổng hợp tổng hợp, mới biến
những cuộc đấu tranh chính trị và quân sự thành một lực lượng tổng hợp, mới
biếtn lực lượng quần chúng và lực lượng vũ trang thành một lực lượng tổng hợp.
Chỉ trên cơ sở đó mới có được chiến lược tiến công của quân đội cách mạng, của
nhân dân cách mạng, của một nước nhỏ, đánh thắng quân đội xâm lược của một nước
đế quốc mạnh nhất – nước Mỹ. Và chỉ có trên thế tiến công mới đánh bại được
quân thù.
Chỉ có tiến công một cách tích cực, kiên quyết và liên
tục mới phát huy được sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, do đó mà làm
cho sức mạnh thực tế của ta được nhân lên gấp bội. Tiến công là hành động để
giành quyền chủ động, buộc đối phương phải luôn luôn ở vào thể bị động đố phó,
do đó mà làm suy yếu cả thế và lực của đối phương, làm cho đối phương bị thất
bại từng bước, cuối cùng giành lấy thắng lợi hoàn toàn.
Đảng LĐVN luôn luôn nêu cao và quán triệt tư tưởng chiến
lược tiến công, đi vào chủ trương tác chiến cụ thể, Việt Nam không phủ nhận sự
cần thiết phải tiến hành phong ngự hoặc rút lui trong một thời gian nào đó, ở
một khu vực nào đó, khi tình hình so sánh lực lượng không có lợi cho ta. Lênin
nói: “Những cuộc chiến tranh từ khi bắt đầu đién khi kết thức chỉ toàn tiến
công hầu như không có trong toàn bộ lịch sử thế giới, hoặc nếu có thì chỉ là
trường hợp ngoại lệ”. Xtalin cũng chỉ rõ: “Khi địch mạnh, khi nhất thiết phải
rút lui, khi đã rõ rệt rằng địch muốn buộc ta giao chiến, mà ta giao chiến lại
bất lợi,và khi xét so sánh giữa các lực lượng đang giao chiến, thì rút lui trở
thành thủ đoạn duy nhất để giúp cho đội tiên phong tránh khỏi ngòn đòn đang hăm
doạ nó và để bảo toàn các lực lượng hậu bị của nó”.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, ba cuộc chiến tranh chống quân
Nguyên thời nhà Trần, cuộc chiến tranh chống quân Thanh thời Nguyễn Tây Sơn đều
có rút lui khỏi Thăng Long. Khi cuộc kháng chién chống Pháp mới bắt đầu, sau
một thời gian kiên quyết ngăn chặn bước tiến của đối phương, quân và dân Việt
Nam đã chấp hành chỉ thị của Đảng “tránh những trận bất lợi, rút lui tới một
mức nào đó”. Nhờ vậy, đã bảo toàn được lực lượng, giữ vững được cuộc kháng
chiến lâu dài. Trong chiến dịch và chiến đấu, quân dân Việt Nam cũng đã từng
tiến hành phòng ngự hoặc rút lui khi cần thiết.
Điều cần luôn luôn chú ý là những bước phòng ngự hay rút
lui đó chỉ là bộ phận và tạm thời để tạo điều kiện tiếp tục tiến công. Trong
chiến tranh, khi cần thiết phải tiến hành phòng ngự, Việt Nam chủ trương phòng
ngự tích cực. Trong phong ngự, ta vẫn tìm mọi cách tiến công và phản công tiêu
diệt đối phương, nhờ vậy mà tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển hoá so sánh
lực lượng có lợi, phát triển được thế tiến công từ nhỏ dến lớn để giành
thắng lợi. Đó cũng là một biểu hiện của tư tưởng tiến công trong chién tranh
nhân dân ở Việt Nam.
Nhìn lại toàn bộ tiến trình của cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, có thể thấy được rằng, chiến lược của cách mạng Việt Nam là chiến
lược tiến công. Đó là tiến công bằng hai lực lượng quân sự và chính trị, bằng
ba mũi giáp công, chính trị, quân sự, binh vận; tiến công đối phương trên cả ba
vùng chiến lược rừng núi, nông thôn đồng bằng, đô thị. Đó là tiến công đối
phương rộng khắp, thường xuyên, bằng mọi vũ khí có trong tay, với nhiều hình
thức phong phú, đầy tính sáng tạo của lực lượng tại chỗ, của dân quân du kích,
của chiến tranh nhân dân địa phương. Đó còn là tiến công đối phương trên những
vùng, những chiến trường, những hướng chiến lược chủ yếu bằng những lực lượng
vũ trang tập trung của bộ đội chủ lực. Kết hợp hai hình thức, hai phương thức
tiến công chiến lược trên đây của lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động, Việt
Nam đã tạo ra và nhân lên sức mạnh tổng hợp to lớn của chiến tranh nhân dân, đã
tiến công liên tục và ngày càng mạnh, ngày càng hiệu lực vào lực lượng quân sự đối
phương cũng như vào hệ thống chính quyền các cấp của đối phương. Chỉ đạo chiến
lược tiến công, trong chiến lược quân sự mà nội dung quán xuyến là xây dựng kế
hoạch tác chiến chiến lược cho từng giai đoạn chiến lược, các cơ quan chỉ đạo
chiến lược đặc biệt chú trọng việc chọn hướng tiến công chiến lược chủ yếu và
việc xác định nguyên tắc tác chiến của lực lượng vũ trang trên hướng đó. Giải
quyết các nội dung trên đây của chiến lược quân sự, ở từng giai đoạn cũng như
trong toàn bộ 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Việt Nam đã tổ chức và
thực hiện thành công các hoạt động tác chiến chiến lược, các đòn tiến công và
phản công chiến lược, tạo nên những bước chuyển biến lớn, làm thay đổi cục diện
chiến trường có lợi cho mình và bất lợi cho đối phương.
Đó là việc Đảng LĐVN quyết định chuyển cách mạng miền Nam
từ Đồng Khởi tiến lên thành chiến tranh cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực
lượng sang thế tiến công về chiến lược. Đó còn là hoạt động tiến công quân sự
kết hợp với nổi dậy của quần chúng trong Đông Xuân 1964-1965 với những chiến
dịch quân sự khởi đầu như Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài làm nòng cốt, đánh lại
chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” khi quân đội Sài Gòn còn nguyên vẹn 11 sư
đoàn bộ binh. Trong những năm Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, quân
dân Việt Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968 đánh bại cố
gắng chiến tranh cao nhất của Mỹ, tạo ra bước ngoặt quyết định của cuộc chiến
tranh. Cuộc phản công có ý nghĩa chiến lược trên mặt trận Đường 9-Nam Lào (Xuân
1971) đã đánh thắng một bước quan trọng về quân sự chiến lược “Việt Nam hoá
chiến tranh” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Tiếp đó, cuộc tiến công chiến lược
năm 1972 với ba chiến dịch tiến công ở Quảng Trị, An Lộc, Kon Tum và hai chiến
dịch tổng hợp Khu 5, Khu 8 đã làm thay đổi cục diện chiến trường miền Nam.
Thắng lợi này cùng với chiến thắng trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng đập tan cuộc
tập kích chiến lược của không quân Mỹ đã buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa- ri. Trên
đà thắng lợi, đầu năm 1975, Việt Nam mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải
phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối, hoàn thành vẻ vang sự nghiệp
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Những hoạt động tiến công và phản công chiến lược nêu
trên thể hiện hiệu lực của chiến lược quân sự Việt Nam cũng như sự tài giỏi
trong việc tổ chức, điều hành của các cơ quan chỉ đạo chiến lược trên mặt trận
đấu tranh quân sự nói riêng, trên các mặt trận đấu tranh chính trị, quân sự,
ngoại giao nói chung. Đó là một chiến lược quân sự tiến công chủ động đầy sáng
tạo; một chiến lược quân sự của toàn dân đánh giặc lấy lực lượng vũ trang 3 thứ
quân làm nòng cốt, phối hợp chặt chẽ hành động tác chiến của lực lượng vũ trang
với đấu tranh chính trị và nổi dậy của quần chúng cách mạng và đó cũng là cơ sở
để giải quyết thành công những vấn đề thuộc về nghệ thuật chiến dịch, chiến
thuật trên chiến trường miền Nam.
Về chiến dịch: Từ năm 1964 đến năm 1965 là giai đoạn bắt
đầu vận dụng nghệ thuật chiến dịch tấn công qua các chiến dịch khởi đầu như
chiến dịch Bình Giã ( từ 2-12-1964 đến 7-3-1965), chiến dịch Đồng Xoài (từ 10-5
đến 2-7-1965), chiến dịch Ba Gia ( từ 29-5 đến 20-7-1965). Đây là các chiến
dịch tiến công có qui mô sử dụng lực lượng liên trung đoàn, phối hợp với lực
lượng vũ trang địa phương, được sự bảo đảm một phần về hậu cần của nhân dân địa
phương trên địa bàn chiến dịch, đánh vào đối tượng chủ lực Sài Gòn là chính,
diễn ra ở khu vực rừng núi hoặc giáp ranh trên một không gian khoảng hai đến ba
huyện và trong thời gian từ một đến hai tháng. Đặc điểm của các loại hình chiến
dịch tiến công thời kỳ đầu này là mang tính chất tổng hợp- kết hợp tiến công
quân sự với nổi dậy của quần chúng nhằm thực hiện mục tiêu tiêu diệt đối phương
và giành quyền làm chủ.
-Từ giữa năm 1965 đến năm 1968: là giai đoạn quân dân Việt
Nam trực tiếp chiến đấu với quân đội Mỹ. Trong giai đoạn này, có các chiến dịch
tiến công: chiến dịch tiến công Plây Me, Tây Nguyên (từ 19-10 đến 26-11-1965),
chiến dịch tiến công Bầu Bàng-Dầu Tiếng ở Đông Nam Bộ (từ 1-11 đến 27-11-1965),
chiến dịch tiến công Tây Sơn Tịnh ở Quảng Ngãi (từ 20-2 đến 20-4-1966), chiến
dịch tiến công Sa Thầy ở Tây nguyên (từ 18-10 đến 6-12-1966), chiến dịch phản
công đánh bại cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti, Đông Nam Bộ ( từ 22-2 đến
15-4-1967), chiến dịch tiến công Đắc Tô ở Bắc Tây Nguyên (từ 3 đến 23-11-1967).
Chiến dịch tiến công Đường số 9-Khe Sanh ở Bắc Quảng Trị (Xuân hè 1968) và các
cuộc tiến công vào nội đô Sài Gòn và Huế trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân Mậu Thân 1968 có qui mô như những chiến dịch tiến công mang tính chất
chiến lược. Như thế, về loại hình, bên cạnh các chiến dịch tiến công, đã xuất
hiện các chiến dịch phản công; về qui mô, lực lượng tham gia chủ yếu là cấp sư
đoàn hoặc sư đoàn tăng cường cùng lực lượng vũ trang địa phương; về cách đánh
chiến dịch và sự chỉ đạo vận dụng chiến thuật trong chiến dịch cũng như nghệ
thuật vận dụng các mưu kế, lập thế trận chiến dịch, nghệ thuật tổ chức, điều
hành chiến dịch có sự phát triển cao hơn giai đoạn trước.
-Từ 1970 đến 1971 là giai đoạn Mỹ, chính quyền Sài Gòn mở
rộng chiến tranh xâm lược ra toàn Đông Dương. Đây là giai đoạn Việt Nam mở các
hoạt động và các chiến dịch phản công như: hoạt động phản công làm thất bại
cuộc tiến công sang Cămpuchia của Mỹ, chính quyền Sài Gòn; ba chiến dịch phản
công đánh bại ba cuộc hành quân qui mô lớn của đối phương ở Đường 9-Nam Lào,
Đông bắc Cămpuchia và Đường số 6 (Công Pông Chàm-Công Pông Thom). Nghệ thuật
chiến dịch phản công của quân dân Việt Nam đã phát triển lên một trình độ mới,
khá hoàn chỉnh, lực lượng sử dụng lên tới tương đương cấp quân đoàn, diễn ra ở
vòng ngoài chiến trường chính miền Nam Việt Nam, giành thắng lợi có ý nghĩa
chiến lược tạo thế và lực cho cuộc tiến công chiến lược 1972.
-Năm 1972, lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, Việt Nam tiến hành đồng thời ba chiến dịch tiến công với lực lượng sử
dụng ở mỗi chiến dịch tương đương cấp quân đoàn tăng cường, trên ba hướng chiến
lược quan trọng thuộc chiến trường chính miền Nam là Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ; đột phá thẳng vào hệ thống phòng ngự kiên cố của đối phương. So
với các chiến dịch tiến công giai đoạn trước, đây là những chiến dịch có qui mô
lớn hơn, không gian rộng hơn, thời gian dài hơn. Bên cạnh các chiến dịch tiến công
của các binh đoàn chủ lực, Việt Nam còn liên tiếp mở hai chiến dịch tiến công
tổng hợp ở Bắc Bình Định (Trung Bộ) và ở khu 8 (Nam Bộ). Trên miền Bắc, quân
chủng Phòng không-Không quân cùng lực lượng Phòng không địa phương tiến hành
chiến dịch phòng không qui mô lớn đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không
bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng. ở Bắc Lào, Việt Nam và quân dân
Lào thực hiện thắng lợi chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum-Xiêng Khoảng. Như
vậy, đây là giai đoạn mà các loại hình chiến dịch phát triển phong phú, nghệ
thuật chiến dịch phát triẻn toàn diện và khá hoàn chỉnh.
-Từ năm 1973 đến năm 1975, trên cơ sở tạo thế, tạo lực
của hai năm 1973,1974, Việt Nam mở ba chiến dịch lớn kế tiếp nhau là Tây
Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh với qui mô lực lượng lớn, trên một không
gian rộng, trong một thời gian ngắn. Với ba chiến dịch này, loại hình chiến
dịch tiến công đã có bước phát triển mới, mang ý nghĩa chiến lược. Nó có các
đặc điểm chủ yếu như: do cấp chiến lược trực tiếp chỉ đạo, do từng tập đoàn
chiến dịch binh chủng hợp thành tương đối lớn thực hiện với sự phối hợp chặt
chẽ của bộ đội địa phương, dân quân du kích trên địa bàn chiến dịch, nhằm mục
đích tiêu diệt và làm tan rã lớn từng tập đoàn chiến dịch-chiến lược của đối
phương, giải phóng từng địa bàn chiến lược, tạo nên sự đột biến chiến dịch và
đưa đến sự phá vỡ thế chiến lược của đối phương; các hình thức chiến thuật phát
triển phong phú và ở trình độ cao, nhất là nghệ thuật tổ chức thực hành các
trận then chốt.
Nhìn chung, trong kháng chiến chống Mỹ, nghệ thuật chiến
dịch của chiến tranh nhân dân phát triển lên một trình độ mới. Sự phát triển
này được biểu hiện trên những nội dung thuộc về nghệ thuật chiến dịch như chọn
hướng, mục tiêu, đối tượng tác chiến chiến dịch; tổ chức, sử dụng lực lượng;
lập thế trận; chọn cách đánh; chuẩn bị và thực hành chiến dịch; chỉ đạo chiến
thuật trong chiến dịch; tổ chức chỉ huy, đảm bảo hậu cần, kỹ thuật; phát huy
nhân tố chính trị- tinh thần trong chiến dịch.
Về chiến thuật, trong giai đoạn đầu, từ phong trào Đồng
khởi đến đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), bộ đội ta trên
chiến trường miền Nam chủ yếu vận dụng các hình thức chiến thuật chủ yếu đã
dược tổng kết trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là chiến
thuật vận động tiến công, đánh đối phương đổ bộ đường không, tập kích.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn đánh thắng chiến lược
“Chiến tranh cục bộ” (1965-1968). Để đương đầu và đánh bại kẻ thù có quân số
đông, vũ khí trang bị dồi dào, hiện đại, có hoả lực và sức cơ động cao lại
chiếm ưu thế áp đảo trên biển, trên sông, trên không, ta chủ trương đẩy mạnh
đánh đêm và đánh gần, “bám thắt lưng Mỹ mà đánh”. Vì vậy, ở miền Nam, hình thức
chiến thuật mà lực lượng vũ trang Việt Nam vận dụng và phát triển rộng rãi là
tập kích, vận động tiến công, phục kích.
Trong giai đoạn thứ ba là giai đoạn đánh thắng chiến lược
“Việt Nam hoá chiến tranh” (1969-1975), lực lượng vũ trang trên chiến trường
vận dụng và phát triển các loại hình chiến thuật như tập kích, vận động tiến
công đối phương đang cơ động, tạm dừng hoặc mới chuyển vào phòng ngự nhưng chưa
có công sự vững chắc; tiến công đối phương phòng ngự trong công sự vững chắc,
phòng ngự.
Tóm lại, trải qua 21 năm kháng chiến, tư tưởng chỉ đạo
của Đảng LĐVN trên chiến trường miền Nam là tư tưởng chiến lược tiến công. Tư
tưởng ấy dựa trên một loạt nhân tố trên chiến trường, trong nước, trong khu vực
và trên thế giới trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới cuộc đụng đầu lịch sử
giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Mỹ. Tư tưởng chỉ đạo chiến lược ấy dựa trên cơ
sở đánh giá đúng so sánh lực lượng của hai bên đối chiến, dựa trên sức mạnh
tổng hợp to lớn của chiến tranh cách mạng Việt Nam ở miền Nam dưới sự lãnh đạo
của Đảng LĐVN, dựa trên lòng yêu nước và tinh thần dám đánh, quyết đánh, biết
đánh và biết thắng của toàn quân, toàn dân Việt Nam. Chiến lược ấy phát huy cao
độ truyền thống đánh giặc của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới. Đó là truyền
thống lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, lấy chất lượng cao thắng số lượng
đông, lấy con người Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam, trí tuệ Việt Nam để đương đầu
và đánh bại vũ khí, sắt thép và bộ máy điều hành chiến tranh khổng lồ của đế
quốc Mỹ xâm lược.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
XIN CHÀO! NẾU CÓ NHẬN XÉT, XIN ĐỂ LẠI Ý KIẾN BẰNG TIẾNG VIỆT CÓ DẤU. CHÚNG TÔI LUÔN CÁM ƠN VÌ NHỮNG GÓP Ý CHÂN THÀNH!