Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

TƯ TƯỞNG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN: KHÁNG CHIẾN TOÀN DIỆN



PGS,TS. Hồ Khang
Chiến tranh là một cuộc thử thách toàn diện đối với toàn bộ sức mạnh vật chất và tinh thần của các quốc gia tham chiến. Hồ Chí Minh viết: “Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng lợi được”[1]. Kẻ thù luôn dùng chiến tranh tổng lực, muốn chiến thắng trong cuộc chiến tranh, một vấn đề mang tính quy luật là phải phát huy được sức mạnh mọi mặt của đất nước, của dân tộc. Chiến tranh mà nhân dân Việt Nam tiến hành là chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân; muốn phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của toàn dân, đánh bại chiến tranh tổng lực của đối phương, phải đánh trên tất cả các mặt trận:

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

TƯ TƯỞNG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN: PHÁT ĐỘNG VÀ CHỈ ĐẠO KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN



PGS,TS. Hồ Khang
Chiến tranh được hiểu là một hiện tượng chính trị - xã hội, có tính lịch sử, là sự tiếp nối của chính trị bằng thủ đoạn bạo lực giữa các lực lượng đối kháng trong một nước, hoặc giữa các nước, hay liên minh các nước, nhằm đạt tới những mục đích kinh tế, chính trị nhất định. Xuất hiện từ lâu trong lịch sử dân tộc dưới sự lãnh đạo của các vương triều phong kiến tiến bộ, hoặc phát triển từ các cuộc khởi nghĩa của nông dân – chiến tranh nhân dân Việt Nam đã đánh bại những đội quân xâm lược của các tập đoàn phong kiến nước ngoài lớn mạnh hơn gấp nhiều lần.