Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

CHÍNH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA VỚI SỰ NGHIỆP VĂN HOÁ, GIÁO DỤC THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954)



PGS,TS. Hồ Khang
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân ta đã tiến hành cuộc đấu tranh bền bỉ và anh dũng suốt 15 năm, làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành chính quyền trên cả nước, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tiếp đó, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến 30 năm chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của hai đế quốc to là Pháp và Mỹ để bảo vệ thành quả của Cách mạng Tháng Tám, bảo vệ nền độc lập, tự do và sự toàn vẹn của Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ 30 năm đó, chủ trương của Đảng và Nhà nước VNDCCH là vừa kháng chiến vừa kiến quốc; đường lối chung là kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ , giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
Kháng chiến toàn diện trong 30 năm nói chung và trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp nói riêng, bên cạnh việc lãnh đạo, chỉ đạo toàn dân, toàn quân tiến hành cuộc đấu tranh trên mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, Đảng, Chính phủ đứng đầu là Hồ Chí Minh đồng thời đề ra chủ trương và các chính sách nhằm xoá bỏ nền văn hoá ngu dân, xâm lược, thống trị của thực dân Pháp, xây dựng một nền giáo dục dân tộc dân chủ nhân dân, một nền văn hoá dân tộc, khoa học, đại chúng. Các chủ trương, chính sách đó trước hết được thể hiện ở hệ thống văn bản pháp quy mà Chính phủ ban hành như Sắc lệnh, Thông tư, Nghị định, Chỉ thị... Đặt trong bối cảnh đất Việt Nam sau hơn 80 năm thống trị của thực dân Pháp và mấy năm tàn phá của chiến tranh, phải tiến hành cuộc kháng chiến không cân sức chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của một đế quốc to, thì đây là một mặt trận nóng bỏng và gay go, một sự nghiệp to lớn và gian khó, nhằm tạo ra nền tảng vững chắc để kháng chiến giành thắng lợi. Trong sự nghiệp đó, Chính phủ nước VNDCCH do Hồ Chí Minh đứng đầu đã đề ra những chủ trương, chính sách tương đối có hệ thống, cơ bản, toàn diện để tổ chức toàn dân phát động toàn dân tham gia thực hiện. Để tiện việc trình bày sự chỉ đạo của Chính phủ đối với sự nghiệp văn hoá, giáo dục trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945 - 1954), có thể tạm phân chia quá trình này thành 3 giai đoạn :
- Từ tháng 9.1945 đến tháng 12.1946;
- Từ tháng 1.1947 đến tháng 12 .1950;
- Từ tháng 1.1951 đến tháng 12.1954.
Thực ra, phân đoạn như trên cũng chỉ là rất tương đối; cốt để dễ trình bày, dễ hình dung quá trình chỉ đạo của Chính phủ trên mặt trận văn hoá, giáo dục mà thôi.
I- GIAI ĐOẠN 1
Sau ngày tuyên bố nền độc lập (2.9.1945), Việt Nam đứng trước một tình thế rất phức tạp và chồng chất khó khăn trên tất cả các phương diện của đời sống chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá - xã hội và ngoại giao. Riêng lĩnh vực văn hoá, giáo dục, Việt Nam phải đối diện với một hiện trạng nặng nề và phức tạp mà chế độ cũ để lại. Thực dân Pháp xâm lược và thống trị Việt Nam, nhân danh "khai hoá" cho nhân dân bản xứ nhưng trên thực tế, chúng thi hành những chính sách nô dịch và ngu dân để dễ bề cai trị. Chính sách giáo dục chẳng hạn, thực dân Pháp hạn chế việc học của nhân dân Việt Nam nói chung, của những người lao động nói riêng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, đó là chưa nói tới chương trình giáo dục mang nặng tính chất nô dịch. Hậu quả của chính sách giáo dục đó là, trước ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, có tới 95% dân số Việt Nam mù chữ; số người theo học ở các bậc sơ học, tiểu học, trung học và cao đẳng chỉ chiếm tỉ lệ rất ít ỏi. Theo Đông Dương thống kê niên giám thì trong niên khoá 1936 - 1937, cả 3 kỳ Bắc, Trung, Nam , bậc sơ học - bậc học "phát triển" nhất dưới chế độ thực dân Pháp, chỉ có khoảng 2% dân số đến trường. Con số tương ứng ở bậc tiểu học là 0,4%, ở bậc cao đẳng tiểu học là 0,05%, ở bậc trung học là 0,009% (1). Còn giáo dục bậc đại học và cao đẳng, tình hình còn tồi tệ hơn; thực dân Pháp chỉ tổ chức một số trường phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của họ mà thôi. Trong năm học 1938 - 1939, tổng số sinh viên theo học ở các trường cao đẳng, đại học là 730 người. Giáo viên giảng dạy đại bộ phận là người Pháp; người Việt Nam chỉ làm trợ lý, trợ giảng. Ngôn ngữ chính dùng trong các trường không phải là tiếng Việt mà là tiếng Pháp. Sau ngày Nhật đảo chính, (9.3.1945), các trường đại học và cao đẳng đình giảng, giáo viên người Pháp bỏ chạy, sinh viên tứ tán khắp nơi...
Cách mạng Tháng Tám thành công, một trong những nhiệm vụ cấp bách, nặng nề của Nhà nước VNDCCH là khắc phục hậu quả mà chế độ cũ để lại trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục; từng bước kiến lập một nền văn hoá và một nền giáo dục của chế độ mới.
Một ngày sau khi tuyên bố nền độc lập (2.9.1945), trong phiên họp Hội đồng Chính phủ, sáng ngày 3.9, Hồ Chí Minh trình bày trước các vị Bộ trưởng những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước nước VNDCCH trên các lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Một trong những nhiệm vụ cấp bách ấy là "diệt giặc dốt" bên cạnh "diệt giặc đói" và "giặc ngoại xâm". Hồ Chí Minh cho rằng, "nạn dốt là một phương pháp độc ác của bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta.., một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Vì vậy, Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ "mở một chiến dịch chống giặc dốt". Trên thực tế, trong số những Sắc lệnh đầu tiên mà Chính phủ lâm thời ban hành ngay sau ngày 2.9.1945 có những sắc lệnh về văn hoá và giáo dục. Đó là các sắc lệnh :
- Sắc lệnh số 16, ngày 8.9.1945, đặt ra trong toàn cõi Việt Nam ngạch "Thanh tra học vụ" để kiểm soát việc học theo đúng chương trình giáo dục của Chính phủ dân chủ cộng hoà (điều 1) ; cử ông Đặng Thai Mai làm Tổng Thanh tra học vụ bậc trung học, ông Nguyễn Hữu Tảo làm Thanh tra học vụ bậc Tiểu học toàn quốc;
- Sắc lệnh số 17, ngày 8.9.1945, đặt ra một Bình dân học vụ trong toàn cõi Việt Nam (điều 1) ; cử ông Nguyễn Công Mỹ làm Giám đốc Bình dân học vụ (điều 2);
- Sắc lệnh số 18, ngày 8.9.1945, bãi bỏ ngạch học quan do thực dân Pháp đặt ra (điều 1); những viên học quan nào đến tuổi về hưu thì được về hưu, những viên nào xét ra bất lực hoặc hạnh kiểm xấu sẽ bị thải hồi, những viên nào xét ra có đủ năng lực và có hạnh kiểm tốt sẽ được bổ dụng tuỳ theo năng lực vào ngạch khác, (điều 2); những chi tiết thực hành sẽ do ông Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục (QGGD) ấn định sau (điều 3);
- Sắc lệnh số 19, ngày 8.9.1945, lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân  buổi tối (điều 1) ; hạn trong 6 tháng, làng nào, đô thị nào cũng phải có ít ra là một lớp học dạy được ít nhất là 30 người (điều 2);
Trong khi đợi lập một nền giáo dục bậc tiểu học cưỡng bách, ngày 8.9.1945, Chính phủ ban hành, Sắc lệnh số 20, quy định từ nay việc học chữ quốc ngữ là bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người (điều 1); hạn trong một năm, toàn thể dân chúng Việt Nam trên 8 tuổi phải biết đọc và biết viết chữ quốc ngữ, quá hạn đó, mỗi người Việt Nam nào trên 8 tuổi mà không biết đọc và biết viết chữ quốc ngữ sẽ bị phát tiền (điều 2); các khoản chi phí sẽ chia cho quỹ hàng tỉnh và hàng xã chịu (điều 3).
Để thực hiện quyết tâm xoá nạn mù chữ trong một năm, làm cho dân trí mở mang, toàn dân có thêm điều kiện thiết yếu để nâng cao kiến thức đặng tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ nước nhà, với tầm nhìn xa trông rộng, Hồ Chí Minh chủ trương dựa vào sự đồng lòng quyết chí của đông đảo nhân dân. Hồ Chí Minh viết bài đăng trên tờ báo Cứu quốc hô hào quốc dân Việt Nam hưởng ứng tích cực phong trào "diệt giốt".
Ngay sau ngày giành được nền độc lập, cùng với công cuộc xoá nạn mù chữ, các cấp học tiểu học, trung học, đại học được khai giảng trở lại. Khác với trước đây, khi nước nhà chưa giành được độc lập, người dân Việt Nam phải tiếp nhận một nền học vấn nô lệ, đào tạo những kẻ làm tôi tớ cho chế độ thực dân, giờ đây, nền giáo dục mới là một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Mục đích của nền giáo dục này là đào tạo nên những người công dân hữu ích cho công cuộc xây dựng chế độ mới. Trong Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Hồ Chí Minh căn dặn: "Các em bây giờ cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau hơn 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên ta để lại cho chúng ta, làm sao cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em"(2).
Trong năm học đầu tiên sau ngày đất nước độc lập, dưới sự chỉ đạo rất nỗ lực của Chính phủ, ở Trung Bộ và Bắc Bộ đã mở được 5.654 trường tiểu học và trung học với 206.789 học sinh; 25 trường trung học với 7.514 học sinh.
Chăm lo tới sự nghiệp giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, ngày 20.6.1946, Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng ra Sắc lệnh mở lớp huấn luyện bình dân học vụ cho các đại biểu người dân tộc. Theo đó, Nha Bình dân học vụ Trung ương sẽ mở lớp huấn luyện, Bộ QGGD sẽ ấn định lịch mở mỗi khoá học; các khoản chi do ngân sách Bắc Bộ và Trung Bộ đảm nhiệm chi. Căn cứ vào thực tế phong trào xoá nạn mù chữ trên cả nước, ngày 3.9.1946, Quyền Chủ tịch Huỳnh Thúc Kháng ký tiếp Sắc lệnh gia hạn thêm một năm nữa để mọi người Việt Nam học chữ quốc ngữ.
Với chức năng và quyền hạn của mình, Bộ QGGD cũng đã ban hành các nghị định, thông tư nhằm phát động mạnh mẽ phong trào bình dân học vụ, xác lập hệ thống giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên...
- Nghị định ngày 13.9.1945 : lập tại Trường Kỹ nghệ chuyên môn Hà Nội một Hội đồng cải cách có nhiệm vụ khẩn trương hình thành một chương trình học mới cùng những quy tắc mới cho Trường Kỹ nghệ chuyên môn Hà Nội.
- Nghị định ngày 14.9.1945, bãi bỏ tiền học và tiền thi ở tất cả các bậc học (đại học, trung học, tiểu học).
- Nghị định ngày 17.9.1945, đặt ông Tổng thanh tra Trung học vụ và Tiểu học vụ thuộc quyền ông Giám đốc Trung học vụ, Tiểu học vụ;
- Nghị định ngày 17.9.1945, cấp học bổng cho học sinh bậc trung học theo 2 mức (900 $ và 450 $ một năm);
- Nghị định ngày 17.9.1945, mở một ký túc xá tại các trường Trung học để nhận học sinh vào lưu trú.
- Thông tư ngày 12.9.1945 về việc hành chính trong phạm vi Bộ QGGD tại các tỉnh Bắc Bộ;
- Nghị định ngày 18.9.1945 bãi bỏ kỳ thi bằng sư phạm tiểu học cao cấp cho các tu học tập sự.
Tại các phiên họp những tháng cuối năm 1945, Hội đồng Chính phủ đã quyết nghị một số nội dung thuộc về giáo dục . Trong phiên họp ngày 22.9.1945, Chính phủ chủ trương mở gấp Trường Đại học Việt Nam - dự định vào ngày 15.11.1945. Phiên họp ngày 4.10.1945, Chính phủ tán thành việc mở một trường chính trị và xã hội học; việc mở tất cả các ngành khoa học ở Hà Nội; việc tổ chức tại mỗi trường đại học một quỹ tự trị do Chính phủ, đoàn thể, tư nhân giúp đỡ... Phiên họp ngày 9.10.1994, Chính phủ thông qua một số văn bản sau đây về giáo dục:
- Nghị định về việc Chính phủ trợ cấp 500.000 đồng cho quỹ trường học;
- Sắc lệnh thiết lập một ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội;
- Sắc lệnh thiết lập một Hội đồng cố vấn học chính gồm các vị : Bộ trưởng Bộ QGGD (Chủ tịch Hội đồng), Đổng lý Văn phòng Bộ (thư ký), khoảng 30 hội viên Hội đồng lựa chọn trong giáo giới và trong các đoàn thể chính trị, văn hoá, phụ huynh học sinh. Việc lựa chọn thành viên Hội đồng do Bộ trưởng Bộ QGGD quyết định sau khi đã hỏi ý kiến Hội đồng Chính phủ. Nhiệm vụ của Hội đồng gồm : 1. Nghiên cứu một chương trình cải cách các nền học của nước VNDCCH; 2. Theo dõi việc thực hành bản chương trình ấy khi chương trình đã được Chính phủ phê duyệt; 3. Giúp ý kiến cho Bộ trưởng Bộ QGGD về những vấn đề sư phạm khi Bộ trưởng cần đến;
- Sắc lệnh thiết lập Hội đồng quản trị đại học;
- Sắc lệnh thiết lập một quỹ tự trị cho từng Đại học Việt Nam.
Về phần mình, Bộ QGGD tiếp tục ban hành các văn bản:
- Nghị định ngày 3.10.1945, ấn định chi tiết cải bổ những viên học quan về ngạch cũ;
- Nghị định ngày 8.10.1945, ấn định ngày khai giảng những trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội bắt đầu từ ngày 15.11.1945;
- Nghị định ngày 9.10.1945, ấn định số giờ dạy học mỗi tuần lễ của các giáo sư bậc trung học;
- Nghị định ngày 16.10.1945, đặt nền học kỹ nghệ cao cấp dưới quyền trực tiếp của ông Giám đốc Trung học vụ;
- Nghị định ngày 16.10.1945, ấn định thể lệ tập sự của các sinh viên ban dược Trường Y khoa Đại học;
- Nghị định ngày 23.10.1945, ấn định những nhiệm vụ của Hội đồng Quản trị đại học; : 1- Tổ chức việc học ở các ban đại học; 2- Xếp đặt và kiểm soát sự sinh hoạt vật chất và tinh thần tại trường đại học và Việt Nam học xá; 3 - Quản trị ngân sách và quỹ tự trị trường đại học;
- Nghị định ngày 23.10.1945, mở một kỳ thi tốt nghiệp cho những thí sinh chưa mãn khoá thứ ba trường Luật khoa Đại học cũ.
- Nghị định ngày 24.10.1945, ấn định những lớp trung học mở tại Trường Trung học Chu Văn An và Nguyễn Trãi;
- Nghị định ngày 25.10.1945, ấn định thể cấp bằng Y khoa bác sĩ Việt Nam;
- Nghị định ngày 31.3.1945, đặt ban Nha khoa dưới quyền kiểm soát của ông Giám đốc Y khoa Đại học.
Trong phiên họp ngày 31,10.1945, Hội đồng Chính phủ bàn việc khai giảng lại các trường đại học, quyết nghị danh sách các vị Hiệu trưởng và Giáo sư do ông Bộ trưởng Bộ QGGD Vũ Đình Hoè lựa chọn; chỉ yêu cầu Ông xét lại trường hợp ông Nguyễn Thiện Lân. Cũng tại phiên họp này, Hội đồng Chính phủ đồng ý mở một lớp Chính trị xã hội học.
Ngày 3.11.1945, Bộ QGGD ban hành các nghị định sau đây:
- Nghị định mở ở trường Đại học một lớp cao đẳng, dạy những môn thuộc về chính trị và xã hội học. Mục đích lớp này là để đào tạo trong thời hạn 2 năm những chuyên gia có thể bổ làm viên chức cao cấp trong Bộ  Ngoại giao và trong những cơ quan hành chính quốc gia.
- Nghị định tổ chức Trường Đại học văn khoa tại Hà Nội.
- Nghị định miễn bằng tú tài cho những người có bằng thi tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm cũ để ghi tên vào các ban văn khoa và khoa học Trường Đại học Việt Nam.
Tiếp đó, BộQGGD ban hành các nghị định :
- Nghị định ngày 12.11.1945, ấn định thể lệ tuyển cử những viên chức của Nha Bình dân học vụ;
- Nghị định ngày 12.11.1945, đặt những danh từ để chỉ những văn bằng do Trường Y khoa Đại học cấp;
- Nghị định ngày 28.11.1945, bãi bỏ những nghị định ngày 3.6.1936 và ngày 4.12.1942 cùng khoản thứ 11 của Nghị định ngày 12.7.1943 của Toàn quyền Đông Dương về các phụ giáo Trường Y khoa đại học Hà Nội;
- Nghị định ngày 3.12.1945, tạm đặt cho Trường Kỹ nghệ sơ cấp dưới quyền trực tiếp của Nha Giám đốc Trung học vụ;
- Nghị định ngày 13.12.1945, thiết lập ở mỗi trường trung học Việt Nam một hội đồng giám sát...
Ngày 15.11.1945, các ban : Văn khoa, Chính trị xã hội, Mỹ thuật của Trường Đại học Việt Nam khai giảng. Đầu năm 1946, Trường mở thêm Ban Pháp lý. Ngoài ra, các trường Cao đẳng Công chính, Canh nông - Thú y thuộc Đại học Việt Nam cũng được khai giảng dịp này. Khác với trước kia, từ nay, các môn học đều được giảng dạy bằng tiếng Việt, từ cấp học phổ thông cho đến đại học.
Bước sang năm 1946, trong bộn bề công việc, công tác giáo dục vẫn được chú trọng. Ngày 1.1.1946, Chính phủ lâm thời được cải tổ thành Chính phủ liên hiệp lâm thời. Trong thành phần Chính phủ này, Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục là ông Vũ Đình Hoè. Ngày 2.3.1946, tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khoá 1, Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập thay cho Chính phủ liên hiệp lâm thời. Giưc chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục là ông Đặng Thai Mai. Căn cứ theo quyết định của Quốc dân Đại hội Việt Nam (ngày 2,3,1946) về tổ chức Chính phủ liên hiệp kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thiết lập trong Bộ QGGD một Nha Thanh niên và Thể dục gồm 1 phòng Thanh niên và một phòng Thể dục Trung ương.
Trong phiên họp ngày 1.4.1946, Hội đồng Chính phủ đã nghe ông Đặng Thai Mai báo cáo việc Ban Thường trực Quốc hội yêu cầu xem xét việc có nên huỷ bỏ Sắc lệnh tản cư để học trò về Hà Nội học. Sau khi nghe báo cáo, Hội đồng Chính phủ quyết nghị Bộ QGGD nên mở trường gần dân để cho học trò về học. Tiếp đó, ngày 5,4, Hội đồng Chính phủ đồng ý với báo cáo của ông Đỗ Đức Dục về việc tổ chức Đại hội Thanh niên vào ngày 1.5 và lập một ngạch huấn luyện viên thanh niên và thể dục. Ngày 26.4, Hội đồng Chính phủ chấp thuận đề nghhị của ông Đặng Thai Mai : cử ông Ca Văn Thỉnh (người Nam Bộ) thay ông Đặng Thai Mai làm Đại lý Bộ Giáo dục trong khi chờ ông Hồ Bắc Thắng là Bộ trưởng chính thức do Nam Bộ cử ra.
Ngày 9.7.1946, Quyền Chủ tịch Huỳnh Thúc Kháng đã ký Sắc lệnh số 119/SL về tổ chức Bộ QGGD. Theo đó, Bộ QGGD gồm có những cơ quan trung ương thuộc quyền trực tiếp của Bộ về phương diện chuyên môn và hành chính và những cơ quan phụ thuộc quyền các Nha giám đốc Trung ương. Những cơ quan trực thuộc Bộ gồm : Văn phòng, các phòng sự vụ, 5 nha (Nha Tổng giám đốc đại học vụ, Nha Tổng giám đốc trung học vụ kiêm Giám đốc trung học Bắc Bộ, Nha Tổng giám đốc tiểu học vụ kiêm Giám đốc tiểu học vụ Bắc Bộ, Nha Tổng giám đốc bình dân học vụ Bắc Bộ, Nha Tổng giám đốc Thanh niên và Thể dục Trung ương. Các cơ quan phụ thuộc gồm : các trường đại học, Đông phương Bác cổ Học viện Hà Nội, Sở lưu trữ công văn và thư viện toàn quốc Hà Nội, Việt Nam học xá Hà Nội, Văn hoá viện Trung Bộ Thuận Hoá thuộc Nha Tổng giám đốc đại học vụ; các Sở giám đốc trung học vụ Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ thuộc Nha Tổng giám đốc trung học vụ; các Sở giám độc tiểu học vụ Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ thuộc Nha giám đốc tiểu học vụ; các sở Giám đốc bình dân học vụ Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ thuộc Nha Tổng giám đốc bình dân học vụ; các Sở giám đốc thanh niên và thể dục Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ thuộc Nha Tổng giám đốc thanh niên và thể dục Trung ương.
Ngày 23.7.1946, Quyền Chủ tịch Huỳnh Thúc Kháng ký Sắc lệnh lập Hội đồng sách giáo khoa và ấn định thủ tục kiểm duyệt, thẩm định sách giáo khoa. Sắc lệnh gồm 5 mục và 17 điều, quy định rõ tổ chức và nhiệm vụ của Hội đồng và của công việc kiểm duyệt, thẩm định.
Ngày 10.8.1946, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 146 quy định nguyên tắc căn bản của nền giáo dục mới là. Đại chúng hoá, dân tộc hoá, khoa học hoá; tôn chỉ phụng sự quốc gia, dân chủ. Sắc lệnh đề ra các bậc học của nền giáo dục mới gồm :
- Bậc học cơ bản 4 năm, bắt đầu từ năm 1950 sẽ là bậc học cưỡng bách;
- Bậc học tổng quát và chuyên nghiệp;
- Bậc đại học. Sắc lệnh số 147 về việc tổ chức bậc học cơ bản cũng được Chính phủ ban hành theo đó, mục đích của bậc học được quy định:  ban phát cho sinh các học thức tối thiểu và một cái giáo dục cơ bản cho tất cả các em trai, gái từ 7 tuổi trở lên. Bậc học cơ bản không phải trả học phí và bắt đầu từ năm 1950 sẽ là bậc học cưỡng bách. Sự cưỡng bách ấy sẽ tuỳ theo tình trạng kinh tế, xã hội trong nước mà dần thi hành làm nhiều kỳ.
Bậc học cơ bản sẽ dạy trong các trường cơ bản của chính phủ, trường tư nhân hoặc đoàn thể... Mỗi xã hay liên xã ít ra phải có một trường cơ bản đủ các lớp học. Những trường cơ bản do tư nhân, đoàn thể mở phải theo thể lệ do Bộ QGGD ấn định và phải đặt dưới sự kiểm soát của Chính phủ.
Hạn học trong 4 năm. Các lớp gọi là lớp nhất, nhì, ba, tư. Học sinh không được học 1 lớp quá 2 năm. Môn học trong chương trình chia 2 phần : phần giáo huấn và phần dưỡng dục. Phần giáo huấn sẽ dạy những điều thường thức cần thiết về : tập đọc, viết, lịch sử, địa dư, tính, đo lường, khoa học thường thức, ứng dụng, nông thổ, môn học dụng cụ. Phần dưỡng dục huấn luyện về tập quán tốt và làm phát triển những năng khiếu về tinh thần và thể chất (như đức dục, giáo dục công dân, thể dục, thủ công, hát, trò chơi...).
Sắc lệnh còn quy định : các môn học đều dạy bằng Việt Ngữ; hạn tuổi lớp tư từ 7 đến 10 tuổi, lớp ba từ 8 đến 11 tuổi, lớp nhì từ 9 đến 12 tuổi và lớp nhất từ 10 đến 13 tuổi. Học xong 4 lớp sẽ thi tốt nghiệp giáo dục cơ bản. Các giáo viên dạy ở các lớp thuộc bậc học cơ bản phải quá 18 tuổi, hiệu trưởng phải từ 21 tuổi trở lên...
Ngày 8.10.1946, Sắc lệnh về việc thành lập ngành học sư phạm nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên cho các bậc học trong cả nước, được ban hành. Ngành học sư phạm thống nhất chia thành 3 cấp là sơ, trung, cao cấp.
Ngày 3.11.1946, được Quốc hội Uỷ quyền, Hồ Chí Minh thành lập Chính phủ mới, trong đó, Nguyễn Văn Huyên được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ giáo dục. Sau khi thành lập, ngày 12.11.1946, Hội đồng Chính phủ họp bàn về chương trình làm việc 3 tháng của các bộ, về giáo dục, Hội đồng Chính phủ quyết định khuyếch trương Bình dân học vụ và phát triển nền đại học mới. Tiếp theo, ngày 28.11, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh bổ nhiệm ông Hồ Đắc Di giữ chức Tổng giám đốc Đại học vụ thay ông Nguyễn Văn Huyên, ông Nguỵ Như Kom Tum  giữ chức Đổng lý sự vụ, ông Hoàng Thiếu Sơn giữ chức Chánh văn phòng, ông Nguyễn Văn Hiếu giữ chức Tổng Thanh tra Trung ương thay cho ông Dương quảng Hàm. Phiên họp ngày 17.12.1946, Hội đồng Chính phủ đã xem xét việc ban hành Sắc lệnh lập trường Đại học Công chính...
Trong năm 1946, Bộ QGGD tiếp tục ban hành các nghị định :
- Nghị định ngày 7.1, cử các thành viên tham gia Hội đồng nghiên cứu việc cải cách nền kỹ nghệ học ở Huế;
- Nghị định ngày 28.2, quy định các kiểm soát viên của Nha Bình dân học vụ không thuộc một ngạch công chức nào, trong khi chuyển dịch để thừa hành công vụ, được cấp giấy đi xe lửa, xe hơi, tàu thuỷ không mất tiền;
- Nghị định ngày 16.3, hạn tuổi học sinh vào các lớp giáo dục cơ bản (lớp tư, lớp ba, lớp nhì, lớp nhất).
- Nghị định ngày 21.3, mở một trường thực nghiệp tại Thuận Hoá (Trung Bộ) thay cho trường Kỹ nghệ thực hành.
- Nghị định ngày 3.4, mở tại Hà Nội và các thành phố lớn những lớp sư phạm cấp tốc.
- Nghị định ngày 5.4, lập tại Bộ QGGD Hội đồng sách giáo khoa gồm các ông Dương Quảng Hàm (Tổng Thanh tra học vụ làm Chủ tịch), Nguyễn thị Thục Viên, Đoàn Tâm Đan, Đào Duy Anh, Trần Huy Cơ, Nguyễn Đỗ Cung, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Huyên, Nguỵ Như Kon Tum, Hồ Hữu Tường và một số vị khác...
- Nghị định ngày 2.5, đổi tên gọi chức Giám đốc học chính Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ thành Giám đốc tiểu học vụ Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.
- Nghị định ngày 10.7, lập tại Thuận Hoá và Sài gòn một ban cố vấn học chính địa phương.
- Nghị định ngày 25.7, ấn định nhiệm vụ của Hội đồng quản trị đại học và những quy tắc áp dụng cho ngân sách tự trị trường đại học;
- Nghị định ngày 26.8, mở kỳ thi tuyển giáo sư phụ khuyết bậc trung học về Ban Văn chương.
Ngoài ra, Bộ QGGD trong những tháng cuối của năm 1946 cũng đã ban hành một số nghị định cho phép thành lập trường, lớp ở một số địa phương; ra các thông tư liên bộ về việc thành lập các trường đào tạo cán bộ y tế, bưu điện,  lâm nghiệp.., giải quyết các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác trong ngành giáo dục cũng như đối với học sinh, sinh viên...
Bên cạnh giáo dục, Chính phủ đồng thời chú trọng và ban hành hệ thống các văn bản như sắc lệnh, nghị định... nhằm tạo dựng nền văn hoá của chế độ mới. Nền văn hoá ấy - như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu trong buổi tiếp đoàn đại biểu Uỷ ban văn hoá lâm thời Bắc Bộ tháng 9.1945, "cần phải có tính cách khoa học, tính đại chúng thì mới thuận với trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại"(3). Nền văn hoá ấy có nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là góp phần vào công cuộc củng cố nền độc lập của nước Việt Nam,"sửa soạn gây dựng cho đất nước một nền văn hoá mới"(2).
Chính vì vậy, ngay sau khi đất nước vừa giành được độc, trước chống chất khó khăn phức tạp của tình hình lúc đó, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn chú trọng tới sự nghiệp văn hoá và đã có sự chỉ đạo cụ thể, sâu sát, kịp thời trên lĩnh vực công tác này. Trong tháng 9.1945, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh sáp nhập Trường Viễn đông Bác cổ, nhà Bảo tàng, Thư viện và các Học viện vào Bộ QGGD; Sắc lệnh cử ông Ngô Đình Nhu làm Giám đốc nha Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc;  Sắc lệnh quy định cho nhân dân được tự do tín ngưỡng nhưng phải tôn  trọng đền, chùa, lăng tẩm, nhà thờ và tất cả những nơi có tính cách tôn giáo... Cũng trong dịp này, ngày 13.9.1945, Chính phủ có Thông cáo gửi các thành phố, các Uỷ ban nhân dân trên toàn cõi Việt Nam yêu cầu tiến hành ngay việc đổi tên các đường phố, các công viên; lấy tên các anh hùng hào kiệt đã từng chiến đấu cho nền độc lập và nền dân chủ cộng hoà, tên các danh nhân lịch sử, tên các địa phương có chiến tích lịch sử... để đặt. Ngày 21.9.1945, Bộ QGGD ban hành Nghị định về việc kiểm soát các thư viện, bảo tàng,  Trường Viễn đông bác cổ...
Trên cương vị là Chủ tịch Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã có những cuộc tiếp xúc với một số tổ chức văn hoá và các nhà hoạt động văn hoá. Tiếp ông Nguyễn Tường Phương (tạp chí Tri Tân) tại Bắc Bộ phủ,  Hồ Chí Minh nói : Văn hoá với Chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau. Có chính trị mới có văn hoá. Xưa kia, chính trị bị đàn áp, nền văn hoá của ta vì thế không nảy sinh được. Nay nước ta đã độc lập, tinh thần được giải phóng, cần phải có một nền văn hoá hợp với khoa học và hợp với nguyện vọng của dân(4). Hồ Chí Minh cũng đã đến dự lễ khai mạc Phòng triển lãm Văn hoá tại trụ sở cũ của Hội Khai trí tiến đức (ngày 7.10.1945). Tại đây, Người phát biểu : "Văn hoá là một cấu trúc thượng tầng. Nhưng cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hoá mới kiến thiết được. Ngày này, trước khi đi đến sự kiến thiết nước nhà, chúng ta còn phải qua một thời kỳ đấu tranh cực kỳ khổ sở. Giới văn hoá cũng phải cùng các giới đồng bào đi qua chặng đường ấy. Mong rằng anh em văn hoá đã cố gắng, xin cố gắng mãi lên! "(5).
Tháng 10.1945, Bộ QGGD ban hành các nghị định :
- Nghị định nhập Nha Khâm Thiên giám (Thuận Hoá) vào Văn hoá Viện Trung Bộ. Điều 2 Nghị định quy định : Nha Khâm Thiên giám (sưu tập, dịch ra tiếng Việt Nam và giải thích sách Trung Hoa và sách Việt Nam viết bằng chữ Hán, soạn sách giáo khoa bằng tiếng Việt Nam về phần chuyên môn của nha ấy...) mỗi tuần phải trình và trao lại cho ông Giám đốc Văn hoá Viện. Mỗi tháng, ông Giám đốc Văn hoá viện phải trình bày sự hoạt động của nha Khâm Thiên giám cho ông Giám đốc Đại học vụ và ông Uỷ trưởng giáo dục Trung Bộ.
- Nghị định đặt Văn hoá viện Trung Bộ dưới quyền kiểm soát của ông Giám đốc đại học vụ;
- Nghị định đổi tên các học viện, thư viện và bảo tàng: Học viện viễn đông Bác cổ nay đổi ra là Học viện Đông phương bác cổ; Bảo tàng Louis Pinot ở Hà Nội đổi ra là Quốc gia bảo tàng Viện; Bảo tàng Pamentier ở Đà Nẵng đổi là Lâm ấp bảo tàng Viện; Bảo tàng Blanchard de Brosse ở Sài Gòn đổi là Gia định bảo tàng Viện; Thư viện Pierre Pasquyer ở Hà Nội đổi là Quốc gia thư viện.
Ngày 2.11.1945, Bộ QGGD ra Nghị định đặt ở Học viện Đông phương Bác cổ một Hội đồng cố vấn. Nhiệm vụ của Hội đồng là "tìm những phương châm phát triển khảo cứu về Đông phương".
Trong phiên họp ngày 19.11.1945, Hội đồng Chính phủ đã thông qua bản dự án sắc lệnh về việc bảo vệ các di tích cổ. Tiếp đó, ngày 23.11.1945, Chính phủ ra Sắc lệnh bãi bỏ Pháp quốc Viễn đông Bác cổ Học viện, quy định nhiệm vụ của Đông phương Bác cổ Học viện. Theo đó, Đông phương Bác cổ Học viện có nhiệm vụ bảo tồn tất cả cổ tích trong toàn cõi Việt Nam, cấm huỷ hoại đình, chùa, đền, miếu, các cổ vật, thành, quách, lăng, mộ, chiếu, sắc, văn bằng... có ích cho lịch sử. Chính phủ công nhận nguyên tắc những khoản trợ cấp hàng năm của toàn quốc, tỉnh và của mỗi người cho Đông phương Bác cổ Học viện.
Đầu năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Thông đạt, yêu cầu các bộ trưởng trong Chính phủ ban chỉ thị cho nhân viên các sở về việc giữ gìn tất cả công văn, giấy tờ, tài liệu "nhằm phục vụ cho công cuộc kiến thhiết quốc gia. Trong năm 1946, Chính phủ ban hành các sắc lệnh sau đây:
- Sắc lệnh đặt thể lệ lưu chiểu văn hoá phẩm trong nước. Sắc lệnh gồm 6 chươg, 19 điều, ấn định cách thức tổ chức việc lưu chiểu văn hoá phẩm, thể lệ cho việc in ấn và sản xuất, thể lệ nhà xuất bản.
- Sắc lệnh ấn định những ngày Tết, ngày kỷ niệm lịch sử và tôn giáo là ngày lễ chính thức. Trong những ngày đó, công sở sẽ đóng cửa, viên chức côdng nhật tại các công sở có quyền hưởng lương trong những ngày nghỉ lễ này.
- Sắc lệnh quy định chế độ báo chí gồm 12 điều quy định (tạm thời) về thể lệ xuất bản, kiểm duyệt và trừng phạt những hành vi, những cá nhân vi phạm chế độ báo chí.
- Sắc lệnh đặt thể lệ kiểm duyệt các thứ ấn loát phẩm.
Sau khi ở Pháp về, trên cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã có cuộc thăm Đoàn báo chí Việt Nam tại nhà Thuỷ Tạ bên hồ Hoàn Kiếm (26.10.1946); dự lễ khai mạc Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất (24.11.1946). Tại Hội nghị, đọc diễn văn khai mạc, Người nêu rõ: Nền văn hoá mới của Việt Ndam phải lấy hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc làm cơ sở; phải học lấy những điều tốt đẹp của văn hoá nước ngoài, tạo ra nền văn hoá Việt Nam sáo cho nền văn hoá mới phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, xa hoa, xa xỉ; phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập. Người kêu gọi các nhà hoạt động văn hoá chú ý đến nhi đồng, lãnh đạo quốc dân thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ...
Nhìn chung lại, hơn một năm kể từ ngày tuyên bố nền độc lập (2.9.1945) đến khi Toàn quốc kháng chiến (12.1946) là một khoảng thời gian ngắn. Trong khoảng thời gian đó, trước những thách thức to lớn, đe doạ sự tồn vong của chế độ mới thiết lập, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, Chính phủ do  Hồ Chí Minh đứng đầu đã có những chủ trương, chính sách và biện pháp chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua bao thác ghềnh. Trong bộn bề công việc và trước những thử thách ngặt nghèo, Chính phủ đã chú trọng thích đáng tới sự nghiệp giáo dục, văn hoá; xem đó cũng là một nhiệm vụ cấp bách cần bắt tay giải quyết sau cách mạng tháng Tám thành công. Đó thực sự là một chủ trương đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước VNDCCH. Trên thực tế, những chủ trương, giải pháp mà Chính phủ ban hành trong giai đoạn này đã đặt cơ sở vững chắc để sự nghiệp văn hoá, giáo dục tiếp tục có những bước phát triển trong giai đoạn kế tiếp.
II- GIAI ĐOẠN 2
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, một trọng tâm công tác của Chính phủ là tiếp tục chỉ đạo việc xây dựng, phát triển nền văn hoá, giáo dục của chế độ mới trong điều kiện chiến tranh đã lan nhanh ra cả nước. Tại cuộc họp ngày 16.1.1947, Hội đồng Chính phủ đã giành thời gian nghe các bộ trong Chính phủ báo cáo, thảo luận và đề ra các chủ trương, biện pháp về tản cư, về chăm sóc thương binh, về tổ chức nền giáo dục trong thời kỳ kháng chiến...
Về phần mình, thời kỳ này, Bộ QGGD ban hành một số huấn lệnh, nghị định, thông tư nhằm chỉ đạo công tác tổ chức nền giáo dục trong giai đoạn mới.
Ngày 14.1.1947, Bộ QGGD ra Huấn lệnh lập các khu giáo dục ở Bắc Bộ, gồm khu Thái Nguyên, khu Hà Đông, khu Bắc Giang, khu Việt Trì, khu Kiến An. Mỗi khu do một ông trưởng khu đảm nhiệm, làm nhiệm vụ trực tiếp dưới quyền ông Bộ trưởng Bộ QGGD. Trưởng khu giáo dục có trách nhiệm điều khiển việc ở ở khu mình; thay mặt Bộ trưởng BộQGGD, Trưởng khu có toàn quyền liệu lý. Các chức trưởng ty tiểu học ở các tỉnh, những viên chức này tòng sự tại các ty Tiểu học và các giáo học ở các tỉnh thuộc về một khu nào sẽ do trưởng khu giáo dục khu đó thâu dụng để điều khiển việc học trong khu.
- Ngày 3.11.1947, Bộ QGGD ban hành Nghị định đặt tại mỗi khu trong toàn cõi Việt Nam 2 nhân viên của nha hoặc sở Bình dân học vụ thay ông Tổng Giám đốc sở Bình dân học vụ kỳ, làm trưởng khu và phó trưởng khu để điều khiển công cuộc Bình dân học vụ trong các tỉnh thuộc từng khu.
Trong Huấn thị ngày 3.1.1947, gửi các trưởng khu giáo dục, Bộ trưởng Bộ QGGD chỉ rõ: Sự giáo dục trong thời kỳ kháng chiến cũng như lúc bình thường, rất quan hệ với tiền đồ quốc gia. Vị thành niên là sức mạnh hiện tại và vốn liếng tương lai nước nhà. Theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch, trong dịp Tết Nguyên đán (1947), những nơi chưa trực tiếp với chiến tranh, các trường phải tiếp tục dạy, nhưng cần phải sửa sang nội dung giáo dục cho sát với công việc trường kỳ kháng chiến... Ngay bây giờ, mỗi tuần, vào chương trình công dân, cần giảng cho học sinh biết thế nào là trường kỳ kháng chiến, muốn trường kỳ kháng chiến phải làm thế nào, vì sao phải tăng gia sản xuất, vì sao học trò phải giúp vào việc đó và giúp bằng cách nào. Bộ trưởng nhấn mạnh: "Việc học trong lúc này cần hơn lúc nào hết phải đi đôi với hành động". Theo Bộ trưởng, có thể bớt một số giờ học xuống một mức tối thiểu để giành vào buổi giáo viên và học sinh tham gia vào công tác tuyên truyền và tăng gia sản xuất, nhất là các ban trung học cần tham gia rộng rãi vào việc này và học sinh lớn tuổi cần huấn luyện gấp và cần kết quả trông thấy.
Ngày 6.2.1947, Bộ trưởng Bộ QGGD ra Thông tri đề nghị các trưởng khu giáo dục Thái Nguyên, Kiến An, Việt Trì, Hà Đông, Bắc Giang và Giám đốc trung học Trung Bộ lập danh sách và gửi lên Bộ những người có thể đảm nhiệm công tác soạn các sách giáo khoa và viết bài cho tờ Giáo dục tập san trung học và tiểu học.
Mặc dù những tháng đầu của năm 1947, cũng tức là thời kỳ đầu của giai đoạn Toàn quốc kháng chiến, diễn biến của tình hình rất căng thẳng, phức tạp, nhưng theo sự chỉ đạo của Chính phủ, việc giảng dạy, học tập vẫn phải được tiếp tục. Chính phủ, Bộ QGGD đã ban hành các sắc lệnh, nghị định về việc mở các kỳ thi ở các bậc học trên toàn cõi    Việt Nam, mở thêm một số trường, lớp ở các địa phương (Nghị định số 101, ngày 14.1.1947; Nghị định số 104, ngày 23.4.1947; Nghị định số 143, ngày 29.5.1947. Sắc lệnh số 56, ngày 27.6.1947...).
Công tác xoá nạn mù chữ, phát triển phong trào BDHV tiếp tục nhận được sự chỉ đạo sâu sát của Hồ Chí Minh và Hội đồng Chính phủ. Trong thư gửi bộ đội Khu II và Khu III (ngày 24.2.1948), Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định: "Dốt nát cũng là kẻ địch". Hồ Chí Minh khen ngợi những thành tích mà bộ đội Khu II, Khu III giành được trên mặt trận "diệt đốt", đồng thời nhắc nhở mọi người tiếp tục phấn đấu, phải nhớ sự học là vô cùng, phải gắng sức học tập một cách toàn diện, tích cực tuyên truyền và vận động đồng bào trong công việc bình dân học. Gửi thư cho ông Trưởng Khu BDHV Khu III, Người biểu dương việc Khu III đặt ra kế hoạch xoá mù trong năm 1948 và nhắc nhở việc động viên các cơ quan, đoàn thể và đồng bào phải cố gắng thực hiện đúng kế hoạch. Trong bức điện số 120/KTS gửi đồng bào xã Giới Xuân (Nam Bộ) đã thanh toán xong nạn mù chữ, Người khẳng định: "Diệt giặc dốt cũng quan trọng như diệt giặc ngoại xâm". Nhân kỷ niệm ngày Độc lập (2.9.1948), Hồ Chí Minh gửi thư tới nam nữ chiến sĩ bình dân học vụ, mong muốn các chiến sĩ trên mặt trận này tiếp tục dạy cho đồng bào kiến thức thường thức, khoa học, phép tính, lịch sử, đạo đức...
Lúc này, chiến dịch "diệt dốt" lan rộng và phát triển khắp cả nước; hình thành những hình thức tổ chức các lớp di động, tập trung
Ngày 29.2.1948, Hội đồng Chính phủ họp quyết định chương trình hoạt động năm 1948 của Chính phủ. Về giáo dục, Hội đồng Chính phủ quyết nghị: Bộ Giáo dục phải tập trung xây dựng chương trình và phương pháp giáo dục, nâng cao trình độ giáo viên, tổ chức hệ thống trường học, chú ý tìm phương pháp thích hợp để phát triển sự nghiệp giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiếu số. Trong phiên họp ngày 6.7.1948 nhằm kiểm điểm hoạt động trong 1000 ngày kháng chiến, Hội đồng Chính phủ nhận định, về mặt động viên nhân dân kháng chiến trên các phương diện thì mặt trận kinh tế, văn hoá, xã hội chưa được mọi người nhiệt liệt tham gia.
Tháng 7.1948, Hội nghị Giáo dục toàn quốc được triệu tập chính trị và đạo đức công dân vào chương trình các lớp cuối bậc trung học phổ thông và trung học chuyên khoa; rút bớt những phần văn sử cổ kim Đông, Tây cần thiết để dạy thêm lịch sử cách mạng Việt Nam, văn chương cách mạng và kháng chiến; giành một buổi trong mỗi tuần cho học sinh trung học tham gia lao động sản xuất và hoạt động xã hội. Hội nghị chủ trương, bỏ ban Hán tự, giữ lại ban Toán-lý và mở thêm ban văn học ở bậc Trung học chuyên khoá. Hồ Chí Minh gửi thư tới Hội nghị và nêu ý kiến cụ thể: phải có nền giáo dục kháng chiến và kiến quốc. Muốn thế, phải sửa đổi chương trình, có sách cho các trường, sửa đổi cách dạy, phải đào tạo cán bộ mới, giúp đỡ cán bộ cũ và phải tiếp tục nâng cao trình độ văn hoá phổ thông cho đồng bào cả nước.
Về vấn đề liên quan tới đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên công tác trong ngành giáo dục, ngày 19.7.1948, Bộ QGGD ra các Nghị định tuyển bổ các hương sư và giảng viên Bình dân học vụ vào ngạch giáo viên tiểu học sơ cấp sau khi tốt nghiệp một kỳ thi sát hạch; Nghị định về việc cải bổ các giáo viên tiểu học sơ cấp vào ngạch giáo viên tiểu học cơ bản sau khi đã trúng tuyển qua một kỳ thi sát hạch; Nghị định về việc cải bổ các giáo viên tiểu học cơ bản và giáo sư phụ khuyết vào ngạch giáo sư Trung học Phổ thông sau khi đã trúng tuyển một kỳ thi cải ngạch...
Ngày 20.8.1948, Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh mở những trường y sĩ Việt Nam nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ y tế cho các cơ quan dân y và quân y.
Chiểu theo Sắc lệnh trên đây của Chính phủ, Bộ y tế đã ra các Nghị định về việc thành lập các trường, các cơ sở đào tạo cán bộ y tế. Cũng trong năm 1948, nhiều trường, lớp đào tạo cán bộ, nhân viên nhằm phục vụ cho các lĩnh vực khác như nông nghiệp, lâm nghiệp, luật pháp, bưu điện... được thành lập.
Bước sang năm 1949, Bộ QGGD tiếp tục những nỗ lực nhằm phát triển hệ thống và nâng cao chất lượng giáo dục. Bộ ban hành các Nghị định mở lớp huấn luyện chuyên môn cho các giáo sư Anh văn; Nghị định đạt Nha Giám đốc Giáo dục tại Nam Bộ để tổ chức việc giáo dục nơi đây các bậc học Trung học, Tiểu học, Bình dân học vụ (ngày 6.1.1949); Nghị định lập Hội đồng thanh tra các trường Trung học tại Liên Khu Giáo dục IV (ngày 23.1.1949); Nghị định ấn định thể lệ về việc xin mở lớp hay trường tư thục bậc tiểu học và Trung học hay việc xin dạy tại các tư thục các bậc học nói trên (ngày 20.3.1949); Nghị định thiết lập một Hội đồng giáo sư tại mỗi ban Sư phạm các trường Đại học Văn khoa và Khoa học, (ngày 9.4.1949); Thông tư về việc bảo vệ các trường học (ngày 25.3.1949); Nghị định đặt một bậc học "Bổ túc bình dân" nhằm mục đích phổ thông những kiến thức cần  thiết cho dân chúng. (ngày 6.6.1949).
Ngày 25.7.1949, trong phiên họp tháng 7, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập 2 ban chuyên đề nghiên cứu chính sách, chương trình, kế hoạch về giáo dục và y tế trong giai đoạn mới. Tiếp đó, trong phiên họp ngày 3.9.1949, sau khi nghe báo cáo của Bộ QGGD, Hội đồng Chính phủ quyết nghị việc phát triển trung học và các ngành học chuyên nghiệp, đại học, bổ túc bình dân, đào tạo cán bộ giáo dục, chương trình bậc học... Để phát triển nền giáo dục mới, cần sự tham gia của toàn dân. Vì vậy, Hội đồng Chính phủ quyết định lập Hội đồng giáo dục Trung ương và các Hội giúp giáo dục tại các tỉnh và xã, phát động phong trào phát triển giáo dục trong toàn quốc.
Ngày 4.9.1949, Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 102/SL thành lập Hội đồng giáo dục Trung ương. Hội đồng có nhiệm vụ giúp Bộ QGGD ấn định chính sách và kế hoạch giáo dục. Thành phần Hội đồng bao gồm các ông: Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ QGGD; Tổng giám đốc Đại học vụ; Giám đốc Trường Cao đẳng Mỹ thuật; đại biểu các Bộ; Tổng đoàn trưởng Đoàn thành niên Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ QGGD. Ngoài ra, một số vị nhân sĩ cũng được Hội đồng là Bộ QGGD. Ngoài ra, một số vị nhân sĩ cũng được Hội đồng Chính phủ ấn định tham gai vào Hội đồng trong thời hạn 2 năm, bao gồm: Tạ Quang Bửu, Trường Chinh, Trần Văn Giàu, Vũ Đình Hoè, Bửu Hội, Bùi Kỷ, Đặng Thai Mai, Hoàng Xuân Nhi, Trần Đại Nghĩa, Hoài Thanh, Trần Đức Thảo, Ca Văn Thỉnh, Đặng Phúc Thông, Phạm Huy Thông, Lê Thước, Hoàng Đạo Thuý, Nguyễn Hiển.
Ngày 12.9.1949, Bộ QGGD đã ban hành Nghị định số 652/ND lập "Hội giúp Giáo dục" ở các tỉnh và các xã. Nhiệm vụ của Hội được quy định là giúp đỡ các công việc giáo dục về mọi mặt tại địa phương. Nghị định ấn định thành phần của Hội đồng và chỉ rõ: các hội viên ở cấp xã sẽ do quyết định của UBKCHC tỉnh sau khi đã thoả hiệp với Trưởng ty Tiểu học tỉnh; ở cấp tỉnh sẽ do quyết nghị của UBKCHC liên khu cử sau khi đã thoả hiệp với Giám đốc giáo dục liên khu, trong một thời hạn là 2 năm.
Tháng 7.1950, trong các ngày 8,9,10. Hội đồng Chính phủ họp đánh giá công tác 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm còn lại. Hội đồng đã thông qua đề án cải cách nền giáo dục và quyết định thực hiện việc cải cách giáo dục vào niên khoá 1950-1951, bắt dầu từ Liên khu Việt Bắc và Thanh Nghệ Tĩnh. Việc xây dựng nền giáo dục mới dựa trên 3 nguyên tắc: Dân tộc, khoa học, đại chúng, đào tạo những công nhân, lao động, học để hành, lý thuyết phải đi đôi với thực tiễn; bồi dưỡng tinh thần tập thể cho học sinh. Về cơ cấu: rút bớt năm học phổ thông và đặt ra mối liên hệ giữa các ngành học thuộc hệ giáo dục quốc dân gần phổ thông, bổ túc văn hoá, chuyên nghiệp. Bậc học phổ thông rút xuống còn 9 năm, chia làm 3 cấp (cấp 1 là 4 năm, cấp 2 là 2 năm, cấp 3 là 2 năm. Ở bậc học này, sẽ xoá bỏ các kỳ thi cuối cấp 1,2; học sinh chỉ thi một kỳ thi tốt nghiệp kiểm tra, tổng quát ở cuối cấp 3.
Hệ thống giáo dục bình dân sẽ gồm:
- Sơ cấp bình dân (4 tháng);
- Dự bị bình dân (4 tháng);
- Bổ túc bình dân (8 tháng);
- Trung cấp bình dân (18 tháng).
Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp gồm:
- Chuyên nghiệp sơ cấp;
- Chuyên nghiệp trung cấp.
Tại Thông tư số 56/TT-P3 ngày 31.7.1950 gửi Tổng Giám đốc các Nha học vụ và Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính các Liên khu, Bộ QGGD cho rằng, thực hiện cải cách giáo dục theo một hệ thống hoàn toàn mới là vấn đề quan trọng và khó khăn; cần có kế hoạch thật sát mới tránh được những trở ngại về phương diện tinh thần cũng như phương tiện vật chất. Vì vậy, Bộ QGGD chủ trương chưa chính quy hoá ngay hệ thống và chương trình mới mà phải có một thời kỳ chuyển tiếp để chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện trước khi quy định bằng sắc lệnh và nghị định. Trong thời kỳ chuyển tiếp này, Bộ đề ra 3 nhiệm bụ cần kíp: 1. Giải thích kỹ công việc cải cách giáo dục để đông đảo các tầng lớp nhân dân hiểu rõ. 2. Chuẩn bị đầy đủ điều kiện, nhất là sách giáo khoa và đội ngũ giáo viên 3. Áp dụng chương trình giáo dục mới.
Chuẩn bị cho việc tiến hành cải cách giáo dục dự định sẽ bắt đầu từ niên khoá 1950-1951, ngày 14.6.1950, Bộ QGGD ban hành Nghị định số 371/ND về việc thiết lập các hội đồng và ban Tu thư, Hội đồng duyệt sách. Theo đó, sẽ lập ở Bộ QGGD một Hội đồng Tu thư Trung ương; ở mỗi Nha học vụ và Ban Mẫu giáo một ban tu thư; ở mỗi bậc học một Hội đồng duyệt sách . Hội đồng tư thư Trung ương có nhiệm vụ vạch ra đường lối soạn sách dùng trong các trường học; thẩm định lại - nếu thấy cần thiết, bất cứ quyển sách nào do các cơ quan giáo dục xuất bản; xuất bản một học san giáo dục lấy tên là "Giáo dục tập san" . Các Ban Tu thư có nhiệm vụ thực hiện đường lối do Hội đồng Tu thư Trung ương chỉ ra; thực hiện mọi kế hoạch soạn sách và xuất bản cà sách của mỗi bậc học; sửa soạn công việc của Hội đồng duyệt sách của mỗi bậc học. Hội đồng duyệt sách có nhiệm vụ duyệt các sách đem dùng cho bậc học mình phụ trách; xét lại các sách đã xuất bản trước  khi đem vào sử dụng.
Bên cạnh đó, Bộ QGGD cũng đã ban hành Nghị định cho phép các đoàn thể được đứng xin phép mở lớp hay trường tư thục bậc tiểu và trung học (Nghị định số 203/ND, ngày 14.9.1950); Nghị định đặt trường mẫu giáo Ấm Thượng trực thuộc Ban Mẫu giáo Trung ương (Nghị định số 487/ND, ngày 21.8.1950); Nghị định thành lập Ban bổ túc văn hoá đặt tại Nha Trung học (Nghị định số 282/ND), ngày 22.9.1950); Nghị định mở các trường sư phạm sơ cấp tại các tỉnh miền núi (Nghị định số 507/ND ngày, ngày 9.10.1950); các Nghị định lập trường sư phạm sơ cấp, trung cấp để đào tạo một cách thường xuyên giáo viên cho cấp 1, cấp 2 trường phổ thông (Nghị định số 558, 509/ND, ngày 9.10.1950); Nghị định về việc mở lớp huấn luyện  thường xuyên cho các giáo sư trung học phổ thông và giáo viên Tiểu học trong toàn quốc (Nghị định số 514/ND, ngày 16.10.1950)...
Trong giai đoạn này, giáo dục mầm non bắt đầu được chú trọng. Trước Cách mạng Tháng Tám, giáo dục trẻ em trước tuổi đi học không được coi là trách nhiệm của Nhà nước bảo hộ. Trên thực tế, thời bấy giờ, ở Việt Nam chỉ có một số trai trẻ, lớp mẫu giáo giành riêng cho con nhà giàu, con em người Pháp. Sau Cách mạng, tại Nghị định số 104, ngày 17.7.1948, Bộ QGGD chính thức lập Phòng Giáo dục ấu trĩ. Trại trẻ mẫu giáo Ấm Thượng được coi là cơ sở đào tạo giáo viên mẫu giáo ngắn hạn. Bộ QGGD và Hội đồng cố vấn trong khi chỉ đạo công tác cải cách giáo dục, cũng đã xác định nhiệm vụ đối với công tác giáo dục ấu trĩ, các nguyên tắc tổ chức, mở lớp huấn luyện giáo viên mẫu giáo và đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác trong lĩnh vực này. Ngày 4.7.1950, Bộ QGGD ra quyết định (số 404-QĐ) thành lập Ban Mẫu giáo Trung ương. Tháng 12.1951, Ban Mẫu giáo Trung ương giải tán, Bộ QGGD thành lập Phòng Mẫu giáo, đặt trong Nha Giáo dục phổ thông để phục vụ việc phát triển các lớp vỡ lòng cho lứa tuổi sắp bước vào lớp 1... Nhìn chung, trong những năm 1950, 1951 trở đi, giáo dục vỡ lòng bắt đầu phát triển ở các vùng tự do.
Trên lĩnh vực thông tin, văn hoá, ngày 3.2.1947, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 12.SL ấn định chế độ kiểm duyệt, in, phát hành báo chí và các ấn loát phẩm. Theo đó, các báo chí và sách chỉ được in và phát hành sau khi Sở Kiểm duyệt ký cho phép. Song, đối với báo chí, Sở Kiểm duyệt sẽ cử ở các tỉnh nơi phát hành một số nhân viên phụ trách việc kiểm duyệt. Ngày 4.2.1947, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư (số 45-NV/TT) về chế độ kiểm duyệt báo chí và ấn loát phẩm. Quan tâm tới hoạt động của giới báo chí, ngày 5.8.1947, trong thư gửi tới Đại hội báo giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh nên rõ 5 nhiệm vụ của báo chí lúc này là : Vạch rõ âm mưu, chính sách và những hành động tàn bạo của địch; giải thích cho dân chúng hiểu rõ vì sao phải trường kỹ kháng chiến; giải thích các chính sách của Chính phủ; cổ động, huấn luyện dân chúng tổ chức lực lượng; kêu gọi toàn dân đoàn kết, hăng hái tham gia kháng chiến.
Bước sang năm 1948, tháng 2, Hội nghị Thông tin, Tuyên truyền và Báo chí được triệu tập. Gửi thư tới Hội nghị, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những ưu điểm và những khuyết điểm trên các mặt công tác này trong hơn một năm sau ngày Toàn quốc kháng chiến và yêu cầu Hội nghị phải đưa ra được một chương trình thiết thực và đầy đủ, sửa chữa khuyết điểm và phát huy ưu điểm; phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này.
Ngày 8.4.1948, Bộ Nội vụ ban  hành Nghị định số 228 - NV/NgĐ về sửa đổi và tổ chức Nha Thông tin. Theo đó, Nha Thông tin tuyên truyền ở Trung ương, nay đổi là Nha Thông tin do một Tổng giám đốc điều khiển. Ngoài các ban phụ thuộc cũ như Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam,  Ban Báo chí, Ban Nhiếp ảnh, Ban Điện ảnh, Sở Kiểm duyệt thư tín, nay tại Nha Thông tin Trung ương lập thêm một Ban Tuyên truyền xung phong lưu động, một Ban Sưu tầm xuất bản tài liệu, một Ban Kiểm điểm và phân phối khí cụ, thông tin, ấn loát, một Ban Nhạc kịch. Ở cấp kỳ, sở Thông tin tuyên truyền được bãi bỏ, thay vào đó, đặt trong mỗi khu một sở thông tin do một Giám đốc điều khiển; mỗi tỉnh có một ty thông tin; mỗi huyện có phòng thông tin; mỗi xã có một ban thông tin.
Ngày 7.5.1948, Bộ Nội vụ ban hành Nghị định cho phép "Hội văn nghệ Việt Nam" được thành lập, trụ sở đặt tại Việt Bắc. Hoạt động của Hội theo thể lệ đã ấn định tại Sắc lệnh số 52, ngày 22.4.1946 và theo điều lệ của Hội.
Tháng 7.1948, Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ 2 được triệu tập. Gửi thư cho Hội nghị, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Văn hoá có vai trò quan trọng, và đã có thành tích trong kháng chiến, cần phải tiếp tục xây đắp nền văn hoá kháng chiến kiến quốc của toàn dân. Muốn đạt kết quả, các nhà văn hoá cần được tổ chức chặt chẽ, đi sâu vào quần chúng. Nhiệm vụ của văn hoá là cổ vũ kháng chiến và nêu rõ thành tích vĩ đại của dân tộc trong kháng chiến, kiến quốc.
Ngày 24.12.1948, Bộ Nội vụ ra Thông tư số 147-NV/TT gửi UBKCHC các liên khu, miền Nam Trung Bộ, Nam Bộ, quy định thể lệ xuất bản và kiểm duyệt báo chí cùng các ấn phẩm khác. Theo đó, về việc cho phép xuất bản báo chí, UBKCHC Liên khu sẽ nhận hoặc uỷ quyền cho UBKCHC tỉnh nhận tờ khai của các báo chí xuất bản trong liên khu và cấp giấy biên lai nhận thực. 48 giờ sau khi đã nộp đủ tờ khai, các báo chí sẽ được phép xuất bản. Về việc kiểm duyệt báo chí, UBKCHC Liên khu hoặc uỷ quyền cho Sở thông tin Liên khu nhận giấy khai và bản thảo các ấn loát phẩm, phát biên lai nhận thực và kiểm duyệt... Để nâng cao trình độ của những người làm báo, trong năm 1949, lớp học viết báo mang tên Huỳnh Thúc Kháng được tổ chức. Hồ Chí Minh trong bức thư gửi tới lớp học tháng 6.1949 đã gợi ý về nhiệm vụ, mục đích, tôn chỉ, đối tượng, nội dung và hình thức của tờ báo. Người chỉ rõ, báo chí cũng phải thực hiện khẩu hiệu: "Tất cả để chiến thắng". Tiếp đó, trong thư tháng 7.1949, Người khuyên các học viên phải thi đua học, học trong xã hội, trong công tác và trong quần chúng.
Được sự nhất trí của Hội đồng Chính phủ, tại phiên họp tháng 2.1950 và tháng 3.1950, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 43/SL bổ nhiệm ông Trần Văn Giàu giữ chức Tổng Giám đốc Nha Thông tin Việt Nam thay bác sĩ Nguyễn Tấn Ghi Trọng chuyển công tác khác.
Ngày 6.5.1950, Chính phủ ban hành Thông tư liên bộ Giáo dục-Nộ vụ-Tư pháp (số 39), ấn định việc thi hành luật lệ lưu chiểu văn hóa phẩm.
Ngày 14.6.1950, Bộ QGGD ra Nghị định (số 372) thiết lập các Hội đồng duyệt sách.
Ngày 17.11.1950, Sắc lệnh số 172/SL và số 173/SL do Hồ Chí Minh ký, thành lập trong Bộ QGGD một  Vụ văn học nghệ thuật do ông Hoài Thanh làm Giám đốc. Vụ gồm các ngành văn học: Văn chương, sử, địa, triết học, kinh tế học, ngôn ngữ văn sự; các ngành nghệ thuật: âm nhạc, ca kịch, hội hoạ, kiến trúc. Nhiệm vụ của Vụ văn học nghệ thuật được quy định:
- Nghiên cứu các ngành văn học nghệ thuật và cung cấp tài liệu cho ngành giáo dục;
- Mở các trường và các lớp huấn luyện âm nhạc, ca kịch, hội hoạ, kiến trúc;
- Soạn danh từ các ngành văn học và nghệ thuật, dự bị việc soạn một bộ từ điển Việt Nam và dự bị soạn các từ điển ngoại quốc ra tiếng Việt và tiếng Việt ra tiếng ngoại quốc;
- Dịch các tài liệu bằng tiếng ngoại quốc thuộc các ngành văn học nghệ thuật có ích cho công việc giáo dục hoặc cho sự nghiệp văn hoá chung của nước nhà;
- Bổ túc cho cán bộ giáo dục về các ngành văn học nghệ thuật.     Ngày 28.12.1950, Nghị định số 604/NĐ và số 605/NĐ của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ QGGD Nguyễn Văn Huyên ký, quyết định đổi Trường Cao đẳng Mỹ thuật thành Trường Mỹ thuật từ Nha Đại Học sang Vụ Văn học Nghệ thuật. Nghị định quy định điều kiện để vào học tại Trường này phải là công dân tròn 16 tuổi, có bằng trung học phổ thông hoặc sức học tương đương, phẳi qua một kỳ thi sát hạch chuyên môn. Học sinh tốt nghiệp hệ 3 năm sẽ được bổ làm giáo viên dạy vẽ ở các trường phổ thông cấp 1, cấp 2; hệ 5 năm sẽ được bổ làm giáo viên dạy vẽ ở trường phổ thông cấp 2, cấp 3.
Nhìn chung lại, từ sau ngày Toàn quốc kháng chiến đến hết năm 1950, trên mặt trận văn hoá, giáo dục, Chính phủ đã có những nỗ lực để chỉ đạo, điều hành việc xây dựng và phát triển nền văn hoá, giáo dục mới, mang đậm tính chất dân chủ nhân dân, phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc. Nền giáo dục thời kỳ này tập trung vào việc củng cố, kiện toàn và mở rộng hệ thống đào tạo và hệ thống trường lớp; tăng cường về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên; sửa đổi chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo; chuẩn bị mọi điều kiện để tiến hành cải cách giáo dục. Bên cạnh giáo dục phổ thông 3 cấp, công tác xoá nạn mù chữ, phát triển bình dân học vụ tiếp tục là một trọng tâm của ngành giáo dục, một mối quan tâm chỉ đạo sâu sát của Hội đồng Chính phủ và Hồ Chí Minh. Lĩnh vực văn hoá, báo chí, tuyên truyền thời kỳ này cũng có những bước phát triển: Chính phủ tăng cường công tác kiểm soát hoạt động báo chí, xuất bản. Một số lớp học được tổ chức nhằm nâng cao trình độ làm báo của đội ngũ phóng viên. Cơ cấu tổ chức của các ngành từng bước được kiện toàn. Đội ngũ cán bộ công tác trên lĩnh vực này ngày càng lớn mạnh và đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.
                               III. GIAI ĐOẠN 3
Từ sau chiến dịch Biên Giới, tình hình trên chiến trường có những chuyển biến mới. Tháng 2.1951, Đại hội lần thứ II của Đảng xác định nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam lúc này là đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Căn cứ vào Nghị quyết của Đảng, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng, củng cố và phát triển nền văn hoá, giáo dục  mới, phục vụ cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc.
 Ghi nhận thành tích trên mặt trận "diệt giặc dốt", đầu năm 1951, Chính phủ quyết định thưởng Huân chương kháng chiến cho Nha Bình dân Học vụ. Ngày 24.1.1951, gửi thư cho Nha Bình dân học vụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: "Phải làm thế nào cho trong một thời gian gần đây, tất cả đồng bào Việt Nam từ 8 tuổi trở lên đều biết đọc, biết viết. Ngày ấy mới là hoàn toàn thắng lợi trên mặt trận diệt giặc dốt" 6. Trên lĩnh vực này, ngày 10.10.1951, Bộ trưởng Bộ QGGD ra Nghị định số 272/ND bãi bỏ Ban Bổ túc văn hoá trong Nha Trung học, giao cho Nha Bình dân học vụ đảm nhận nhiệm vụ của Ban Bổ túc văn hoá. Trường phổ thông lao động mở tại Việt Bắc đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của Nha Bình dân học vụ. Tiếp theo Nghị định này, ngày 20.8.1952, Bộ ra Nghị định số 258/NĐ tổ chức bậc giáo dục Bổ túc văn hoá trong ngành Bình dân học vụ, nhằm "mục đích nâng cao trình độ văn hoá và chính trị của nhân dân để phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất đắc lực hơn" 7. Nghị định quy định chương trình học là một chương trình căn bản gồm những kiến thức phổ thông, hiện tại tương đương lớp 2 đến lớp 7; hình thức tổ chức là trường phổ thông lao động giành cho cán bộ chính quyền hay đoàn thể, chiến sĩ thi đua và những lớp bổ túc ngoài giờ giành cho cán bộ hoặc nhân dân không thoát ly...
Về loại hình thứ nhất mà Nghị định này nêu ra, trong tháng 7.1952, Bộ QGGD ra  Nghị định số 259/NĐ tổ chức Trường phổ thông lao động, gần 4 chương, 15 điều. Theo đó, sẽ thành lập ở trung ương, khu, tỉnh những trường loại này, trực thuộc cấp Bình dân học vụ tương đương, đặt dưới quyền điều khiển của một Hiệu trưởng; có một Hội đồng quản trị, một Hội đồng giáo dục và một số nhân viên giúp việc. Chương trình học, dạy theo chương trình giáo dục bổ túc của Bộ. Điều kiện vào học các trường này phải là cán bộ chính quyền hay đoàn thể đương chức có thành tích, chiến sĩ thi đua các cấp và phải có trình độ đọc thông viết thạo đến lớp 6 phổ thông. Khi học xong, số học viên có sinh hoạt  phí  do Chính phủ điều động; người do cơ quan trả lương phải về lại cơ quan...
Sau một thời gian tập trung phát triển trường lớp bậc học cơ bản, chuẩn bị đội ngũ giáo viên, kiện toàn bộ máy quản lý, ban hành hệ thống văn bản liên quan, từ niên học 1950-1951, theo quyết định của Chính phủ, chương trình cải cách giáo dục bắt đầu được thực hiện thống nhất tự do, từ Liên khu V trở ra. Hệ thống giáo dục cũ được thay thế bằng hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm. Năm 1951, Nha Tiểu học và Nha Trung học hợp nhất thành Nha Giáo dục phổ thông, do ông Nguyễn Văn Hiến làm Tổng Giám đốc.
Giáo dục phổ thông, chuyên nghiệp và đại học, thời kỳ này được Chính phủ đặc biệt chú trọng. Ngày 6.4.1951, Bộ QGGD ra Nghị định 86/ND mở trong năm 1951 những lớp sư phạm sơ cấp 3 tháng, đào tạo giáo viên lớp 1 và lớp 2 các trường phổ thông cấp 1. Tháng 5.1951, Nghị định số 139/ND của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ QGGD ký được ban hành, quy định việc thành lập trường khoa học cơ bản. Đây là trường đào tạo cán bộ nhằm cung cấp cho các trường kỹ thuật các cấp. Điều kiện vào học phải là những học sinh có bằng trung học chuyên khoa học toán pháp cũ, có sức học tương đương với bậc trung học hoặc những cán bộ thực tiễn có kinh nghiệm. Thời gian học 1 năm, hưởng chế độ nội trú và đặt dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Nha Giáo dục.
Ngày 5.6.1951, Liên bộ Nội vụ - Tài Chính - Giáo dục ra Thông số 2/TT-LB-NV-GD quy định cách phân định kinh phí chuyển sang hỗ trợ xã đài thọ để trực tiếp trả cho giáo viên do Uỷ ban kháng chiến hành chính cấp khu, tỉnh quyết định theo ngân sách Nhà nước.
Tháng 7.1951, Đại hội Giáo dục toàn quốc được triệu tập tại chiến khu Việt Bắc. Đại hội xác định phương châm giáo dục là phục vụ kháng chiến, chủ yếu là tiền tuyến; phục vụ nhân dân, chủ yếu là công-nông-binh... Gửi thư cho Đại hội, Hồ Chí Minh nhắc nhở "nên kiểm thảo kỹ công tác "cải cách" về chương trình, chủ trương và cách thi hành, để tìm thấy những khuyết điểm mà sửa đổi, những ưu điểm mà phát triển thêm..., làm thế nào cho việc giáo dục liên kết với đời sống của nhân dân, với công cuộc kháng chiến và kiến quốc" 8.
Chấn chỉnh hệ thống các trường Sư phạm, qua đó, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cải cách giáo dục, ngày 25.7.1951, Bộ QGGD ra Nghị định số 209/NĐ quy định tổ chức các trường chuyên nghiệp. Ngày 1.10.1951, Bộ ra Nghị định số 233/NĐ sáp nhập Trường Sư phạm sơ cấp Việt Bắc vào Trường Sư phạm trung cấp Trung ương; Nghị định số 234/NĐ thành lập Khu học xá Trung ương gồm 3 trường: Trường Khoa học cơ bản, Trường Sư phạm cao cấp, Trường Sư phạm trung cấp Trung ương. Khu học xá đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của Bộ. Tiếp đó, ngày 11.10.1951, Bộ QGGD ra các Nghị định:
- Nghị định số 276/NĐ bãi bỏ Ban Sư phạm Đại học khoa học và thành lập Trường Sư phạm cao cấp để đào tạo giáo viên cấp III cho các trường phổ thông, gồm 3 ban là toán, lý, hoá, vạn vật;
- Nghị định số 277/NĐ, mở những lớp Dự bị đại học một năm vào đầu niên học 1952 tại Liên khu 4, gồm 2 ban: Ban Khoa học xã hội (các môn học: Triết học và chính trị, Văn chương Việt Nam, sinh ngữ, lịch sử văn học thế giới, sử, địa, kinh tế) và Ban khoa học tự nhiên (các môn: Toán, Vật lý, hoá, vạn vật). Các lớp Dự bị đại học tổ chức như các trường phổ thông, đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của Bộ, Nha Giáo dục phổ thông phụ trách việc tổ chức;
- Nghị định số 278/NĐ, thành lập Hội đồng giáo dục chuyên nghiệp, làm nhiệm vụ tư vấn giúp Bộ thực hiện việc tổ chức các trường chuyên nghiệp mà Nghị định 209/NĐ, ngày 25.7.1951 đã đề cập, và đặt kế hoạch phát triển các trường này.
Ngày 30.10.1951, các Thông tư sau đây được ban hành:
- Thông tư số 48/TT-TKV, ấn định số giờ tối đa hàng tuần của giáo viên cấp 1, 2,3;
- Thông tư số 49/TT-TKV, quy định tổ chức trường phổ thông 9 năm kể từ môn học 1952. Theo đó, ở trung ương, cơ quan lãnh đạo ngành phổ thông trung học là Nha Giáo dục phổ thông; ở liên khu là Khu giáo dục phổ thông, ở tỉnh là ty giáo dục phổ thông. Thông tư cũng quy định rõ hệ thống nhà trường, tổ chức việc học ở hệ thống nhà trường 9 năm.
Ngày 3.11.1951, Bộ QGGD ra Nghị định bãi bỏ các Hội giúp việc giáo dục tỉnh và xã thành lập bởi Nghị định số 657-ND ngày 12.9.1945, và tổ chức tại mỗi tỉnh một Tiểu ban giáo dục. Tham gia Tiểu ban này gồm: đại biểu UBKCHC tỉnh, Trưởng Ty giáo dục phổ thông, Trưởng ty Bổ túc văn hoá. Nhiệm vụ của Tiểu ban là nghiên cứu chủ trương, chính sách giáo dục của Chính phủ và tình hình giáo dục địa phương để định chương trình, kế hoạch giáo dục phù hợp với hoàn cảnh thực tế ở địa phương...
Trong những năm sau đó, tiếp tục nỗ lực củng cố và hoàn thiện từng bước hệ thống giáo dục, Chính phủ và Bộ QGGD ban hành các Sắc lệnh, Nghị định, thông tư liên quan tới các mặt công tác này. Ngày 5.4.1952, Bộ QGGD ra Nghị định số 88/NĐ về việc tổ chức và chế độ các trường tư thục. Ngày 19.6.1952, Bộ QGGD ra tiếp Nghị định số 201/NĐ quy định tổ chức và chế độ các trường chuyên nghiệp. Tổ chức trường phổ thông lao động 9, tổ chức các trường Sư phạm Trung cấp 10, tổ chức các trường Sư phạm Sơ cấp 11, tổ chức Ban Biên tập tại Bộ Giáo dục 12... cũng được Bộ QGGD quy định tại các Nghị định ban hành trong 2 năm 1952, 1953...
Bên cạnh việc chấn chỉnh hệ thống trường phổ thông và trường sư phạm, những năm này, chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, học viên trong lĩnh vực giáo dục cũng được Chính phủ quan tâm.
Đó là việc ban hành Nghị định số 115/ND (ngày 9.6.1951) về việc định sinh hoạt phí - tính theo giá gạo, cho học sinh các trường và lớp sư phạm các cấp và các trường phổ thông lao động; Thông tư số 18-TT-PT (ngày 22.5.1952) quy định chế độ nghỉ của giáo viên và học sinh; Nghị định số 377-ND (ngày 27.11.1952) sửa đổi việc ấn định các phụ cấp cho giáo viên và hiệu trưởng các trường chuyên nghiệp; Nghị định số 80-ND-L3 (ngày 23.3.1953) cho các cán bộ chính quyền và đoàn thể học trường Phổ thông lao động được hưởng lương bổng như khi tại chức; Thông tư số 19-PCB (ngày 18.6.1953) về việc áp dụng Nghị định số 320-ND ngày 10.10.1952 quy định việc trả phụ cấp chức vụ Hiệu trưởng và phụ cấp dạy giờ tại các trường phổ thông cấp 2,3; Nghị định số 179/ND (ngày 6.8.1953) ấn định sinh hoạt phí cho học sinh các trường chuyên nghiệp trong thời gian thực tập; Nghị định số 180-ND (ngày 6.8.1953) quy định chế độ thù lao cho giảng viên các lớp huấn luyện ngắn hạn và các lớp tu nghiệp...
Trên lĩnh vực thông tin,văn hoá, từ ngày 4 đến ngày 6.6.1951. Hội đồng Chính phủ họp dưới sự chủ toạ của Hồ Chí Minh đã quyết định đặt Nha Thông tin trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Ngày 10.7.1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 38-SL sáp nhập Nha Thông tin thuộc Bộ Nội vụ vào Phủ Thủ tướng và Sắc lệnh số 39-SL bổ nhiệm ông Tố Hữu giữ chức Giám đốc Nha Thông tin thuộc Phủ Thủ tướng thay cho ông Trần Văn Giàu đi làm nhiệm vụ khác.
Trong phiên họp cuối năm 1951, về công tác văn hoá, văn nghệ, Hội đồng Chính phủ quyết định kiện toàn Ban văn hoá xã hội, lập Nha Văn nghệ, đặt Quốc gia ấn Cục vào Ban Văn xã.
Đầu năm 1952-nhân dịp triển lãm hội hoạ toàn quốc năm 1951, Hồ Chí Minh gửi thư cho giới hoạ sĩ. Người khẳng định: Văn hoá văn nghệ cũng là một mặt trận, Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
Ngày 24.2.1952, Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 83-SL hợp nhất Nha Thông tin và Vụ Văn học nghệ thuật thuộc Bộ Giáo dục thành Nha Tuyên truyền và Văn Nghệ thuộc Phủ Thủ tướng. Điều 2 Sắc lệnh quy định: Về mặt tuyên truyền, Nha Tuyên truyền và Văn nghệ có nhiệm vụ đặt và thực hiện kế hoạch tuyên truyền cho chủ trương, chính sách, chương trình của Chính phủ; phối hợp với các cơ quan Quân, Dân, Chính để đảm bảo sự tuyền truyền được thống nhất và sâu rộng; phụ trách việc thông tin trong và ngoài nước; đấu tranh với địch về mặt thông tin và tuyên truyền; góp phần giáo dục chính trị cho nhân dân. Về mặt văn nghệ, tổ chức và hướng dẫn sinh hoạt văn nghệ nhân dân; huấn luyện cán bộ văn nghệ. Nha Tuyên truyền và Văn nghệ đặt tại Trường Trung học Mỹ thuật, gồm 1 giám đốc, 1 hoặc 2 phó giám đốc.
Chiểu Sắc lệnh số 38-SL ngày 10.7.1951, Sắc lệnh số 83-SL ngày 24.2.1952 và theo đề nghị của Giám đốc Nha Tuyên truyền và Văn nghệ, ngày 20.4.1952, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký Nghị định số 163-TTG ấn định hệ thống tổ chức Nha Tuyên truyền và Văn nghệ. Theo đó, ở Trung ương, Nha Tuyên truyền và Văn nghệ có các bộ phận: Văn phòng, Việt Nam thông tấn xã, Đài phát thanh "Tiếng nói Việt Nam", ngành văn nghệ, Nhà in và phát hành quốc gia, Phòng điện ảnh, Phòng vô tuyến điện; ở mỗi liên khu có Khu Tuyên truyền và Văn nghệ; tại mỗi tỉnh có Ty Tuyên truyền và Văn nghệ; ở mỗi huyện, mỗi xã có một uỷ viên UBKCHC huyện, xã trực tiếp phụ trách công tác tuyên truyền và theo dõi hoạt động văn nghệ của nhân dân.
Ngày 10.10. 1952, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 122-SL đặt bộ phận Nhà in và Phát hành trong Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thành một doanh nghiệp quốc gia, lấy tên là Nhà in Quốc gia. Nhà in Quốc gia có nhiệm vụ:
1. Thống nhất tổ chức và quản lý các nhà in của Chính phủ;
2. Điều chỉnh và đảm bảo việc in sách, báo, tài liệu của Chính phủ và các đoàn thể nhân dân;
3. Phổ biến, lưu thông các sách báo, tài liệu trong nhân dân;
4. Giúp đỡ và hướng dẫn việc in và phát hành của các nhà xuất bản tư nhân.
Cuối tháng 12.1952, Hội đồng Chính phủ họp phiên cuối năm và đề ra chương trình công tác của Chính phủ trong năm 1953. Trên lĩnh vực văn hoá, xã hội, Hội đồng chính phủ quyết định: Kết hợp với phát động quần chúng để đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục chính trị, bổ túc văn hoá; tích cực phá âm mưu địch phá hoại văn hoá, xã hội; tăng cường tuyên truyền quốc tế; kiện toàn tổ chức tuyên truyền, văn nghệ...
Ngày 7.3.1953, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 242-TTG về việc tổ chức doanh nghiệp Nhà in Quốc gia. Theo đó, Nhà in Quốc gia gồm có: Nhà in Quốc gia Trung ương, các chi nhánh của Nhà in Quốc gia ở các liên khu, các xưởng in, các Hiệu sách Nhân dân và chi điếm Hiệu sách Nhân dân, các trạm chuyển vận.
Ngày 15.3.1953, Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 147-SL, đặt Phòng Điện ảnh Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thành Doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam. Sắc lệnh quy định rõ mục đích, hoạt động của Doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam là;
1. Tuyên truyền chính sách, chủ trương của Chính phủ;
2. Nêu cao những thành tích, những gương đấu tranh anh dũng của quân dân Việt Nam;
3. Giới thiệu đời sống và thành tích đấu tranh, kiến thiết của nhân dân các nước bạn;
4. Giáo dục văn hoá và chính trị cho nhân dân.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, Hội đồng Chính phủ trong phiên họp đầu tháng 11.1954 bàn về việc thực hiện đình chiến, tổ chức tiếp quân Thủ đô và giải quyết các vấn đề sau chiến tranh. Giữa bộn bề công việc, Chính phủ vẫn quan tâm tới các vấn đề văn hoá, giáo dục, chuẩn y việc khôi phục lại chùa Một cột. Sau ngày Chính phủ về Hà Nội, Hồ Chí Minh giành thời gian tới thăm Trường Trung học Chu Văn An, Nguyễn Trãi và Trưng Vương. Nói chuyện với cán bộ, giáo viên và học sinh Nhà trường, Hồ Chí Minh phân tích vai trò quan trọng của thanh niên trong xã hội, phân biệt mục đích khác nhau giữa giáo dục thực dân với giáo dục mới và căn dặn nhiệm vụ của học sinh là phải học tập tốt để xứng đáng là người chủ của nước nhà; học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức; học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh; học phải đi đôi với hành.
Từ ngày 23 đến ngày 25.12.1954, Hội đồng Chính phủ họp, quyết định thành lập Viện bảo tàng Cách mạng mạng Việt Nam, cử Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường đại học Y khoa, Sư phạm văn khoa, Sư phạm khoa học và quy định những ngày lễ trong một năm...
Nhìn chung lại, trải qua chặng đường dài 9 năm kháng chiến, trong những điều kiện vô cùng gian khó, thiếu thốn và chiến tranh ác liệt, sự nghiệp xây dựng nền văn hoá và giáo dục mới của nhân dân ta đã đạt được những kết quả và thành tựu đáng tự hào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo và điều hành của Chính phủ, chỉ sau hơn 1 năm kể từ khi tuyên bố nền độc lập, chiến dịch"diệt giặc dốt" do Chính phủ đứng đầu là Hồ Chí Minh chủ trương đã thanh toán nạn mù chữ cho hơn 2 triệu đồng bào 13. Tiếp đó, khi chiến tranh lan rộng ra khắp nơi, cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, sự nghiệp giáo dục, văn hoá vẫn tiếp tục phát triển. Lúc này, công tác xoá nạn mù chữ, phong trào bình dân học vụ , bậc học bổ túc văn hoá dù gặp nhiều khó khăn nhưng Chính phủ và chính quyền các cấp vẫn kiên quyết thúc đẩy bằng những chính sách và biện pháp có hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và trung học có những bước phát triển vững chắc, khá toàn diện với đội ngũ giáo viên có năng lực, chương trình được cải tiến... Từ năm 1951, Chính phủ chủ trương tiến hành cải cách toàn bộ nền giáo dục phổ thông, thay thế hệ thống giáo dục cũ bằng hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm. Đồng thời, Chính phủ mở thêm hệ phổ thông lao động để bổ túc văn hoá chuyên tu cho chiến sĩ thi đua, cán bộ, công nhân xuất sắc... nhằm đáp ứng nhu cầu cán bộ cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Cũng bắt đầu từ thời điểm này, nghĩa là sau khi biên giới được khai thông, Đảng, Chính phủ đã cử hàng nghìn cán bộ, học sinh đã tốt nghiệp cấp III đi học ở nước ngoài, chủ động chuẩn bị cho công cuộc kiến thiết sau chiến tranh. Đến cuối năm 1952, tại những vùng tự do, vùng du kích, đã có hơn 10 triệu người biết đọc, biết viết; năm 1954, đã có 3 triệu người học hết chương trình bổ túc văn hoá. Trước Cách mạng tháng Tám, năm học 1939-1940 được xem là năm "thịnh vượng" nhất của nền giáo dục thuộc Pháp. Trong năm học ấy, số học sinh cấp I chỉ có 542.227, cấp II có 16.519, cấp III có 507. Đến năm học 1953-1954, con số tương ứng là: 1.068.000 em, 57.500 em, 4.482 em trong những vùng kháng chiến. Trong khi đó, giáo dục Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp cũng đạt được những thành tựu đáng tự hào: một số trường do chế độ cũ để lại được khôi phục, các trường mới được thành lập theo phương hướng phục vụ thiết thực cuộc kháng chiến - kiến quốc. Số sinh viên tăng theo từng năm. Trong gian khổ, thiếu thốn và khó khăn, đã hình thành và phát triển một đội ngũ cán bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn, có năng lực hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Một thành công nổi bật của nền giáo dục mới là sử dụng tiếng Việt để giảng dạy, học tập ở các bậc học. Phương châm giáo dục là thiết thực và kịp thời phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân, phục vụ sản xuất; là vừa học vừa làm, học đi đôi với hành. Trong điều kiện chiến tranh, nền giáo dục non trẻ của chế độ mới vẫn vươn lên, đáp ứng về cơ bản nhu cầu ngày càng tăng về cán bộ, nhân viên cho công cuộc kháng chiến kiến quốc, nâng cao dân trí cho mọi người Việt Nam.
Trên mặt trận văn hoá, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thực hiện phương châm lớn "kháng chiến hoá văn hoá, văn hoá hoá kháng chiến" mà Hồ Chí Minh đã đề ra. Có thể thấy, từ sau ngày 2.9.1945 đến khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, Chính phủ đã ban hành một hệ thống văn bản pháp quy như Sắc lệnh, thông tư, nghị định... để chỉ đạo  để chỉ đạo sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới mang tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng. Quả thật, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã thấm sâu vào hiện thực sản xuất và chiến đấu của toàn dân, toàn quân ta. Các văn nghệ sĩ và những nhà hoạt động văn hoá cũng ra mặt trận, đi chiến dịch, đến với các đoàn dân công, tới các địa phương để thâm nhập thực tế đặng sáng tạo ra những tác phẩm phục vụ kịp thời và đắc lực công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Họ thực sự là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá. Ngoài ra, Đảng, Nhà nước vẫn quan tâm thích đáng đến các công tác khác thuộc lĩnh vực văn hóa như ban hành các quy định bảo tồn, bảo vệ di tích văn hoá và lịch sử; bảo quản và lưu giữ các ấn phẩm, tài liệu, sách báo; mở các trường, các khoa đào tạo cán bộ làm công tác văn hoá, văn nghệ; gửi một số học sinh ra nước ngoài học tập, tiếp thu những thành tựu văn hoá, giáo dục tiên tiến... Đặt trong điều kiện đất nước có chiến tranh, thì những kết quả giành được trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục là rất quan trọng. Những kết quả đó chẳng những phục vụ cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà còn đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá, giáo dục ở thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Download toàn văn bài viết tại:Trang Web NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ


(1) Dẫn theo Hội truyền bá quốc ngữ (1938 - 1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1984, tr.11. 1
 (2) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.32, 33.
(3)Dẫn theo Tạp chí Tri Tân, số 205, ngày 20.9.1945.
(4) Tạp chí Tri Tân, số 205, ngày 20.9.1945.
(5) Cứu quốc, số 61, ngày 8.10.1945.
 6  Hồ chí Minh: Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, tr.147.
7  Công báo nước VNDCCH, năm thứ VIII, số 10, ngày 31.12.1952.
8  Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, Sđd, tr.266.
9  Nghị định số 259/ND, ngày 20.8.1952.
10  Nghị định số 366/ND, ngày 19.11.1952.
11  Nghị định số 367/ND, ngày 19.11.1952.
12  Nghị định số 171/Nd, ngày 27.7.1953.
13  30 năm phát triển kinh tế, văn hoá của nước VNDCCH, Nxb Sự thật, Hà Nội. 1978, tr.47.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

XIN CHÀO! NẾU CÓ NHẬN XÉT, XIN ĐỂ LẠI Ý KIẾN BẰNG TIẾNG VIỆT CÓ DẤU. CHÚNG TÔI LUÔN CÁM ƠN VÌ NHỮNG GÓP Ý CHÂN THÀNH!